Tổng thống Mỹ Joe Biden lên nắm quyền vào thời điểm đại dịch COVID-19 khiến kinh tế đất nước hỗn loạn và bất ổn. Trong 3 năm rưỡi qua ông nỗ lực hiện thực hóa cam kết xây dựng một quốc gia “mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn, sẵn sàng hơn cho tương lai”.
Quốc tế

‘Di sản’ kinh tế bà Harris tiếp nhận

Cẩm Bình 30/07/2024 16:41

Tổng thống Mỹ Joe Biden lên nắm quyền vào thời điểm đại dịch COVID-19 khiến kinh tế đất nước hỗn loạn và bất ổn. Trong 3 năm rưỡi qua ông nỗ lực hiện thực hóa cam kết xây dựng một quốc gia “mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn, sẵn sàng hơn cho tương lai”.

Giờ đây khi nhiệm kỳ sắp hết, Tổng thống Biden thừa nhận vẫn còn nhiều việc phải làm. Nhiệm vụ có thể thuộc về cấp phó của ông là Kamala Harris, người kế thừa lời hứa xây dựng lại tầng lớp trung lưu, đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sản xuất nội địa, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.

Từ khi Phó tổng thống Harris tranh cử, kinh tế Mỹ nhận một loạt tin tốt. GDP quý 2 tăng trưởng 2,8% và tình hình hiện tại cho phép hạ lãi suất mà không gây suy thoái. Lạm phát được đưa về gần hơn mức mục tiêu 2% qua đó làm tăng khả năng Cục Dự trữ liên bang (Fed) quyết định hạ lãi suất tại cuộc họp tháng 9 tới.

Như vậy nữ chính trị gia được hưởng một nền kinh tế ở tình trạng tốt đẹp sẽ giúp bà ghi điểm với cử tri. Tuy nhiên bà cũng nhận về thách thức lớn khiến Tổng thống Biden đau đầu: giá cả tăng 4 năm qua khiến người dân nghĩ tình hình hiện tại rất tồi tệ bất chấp số liệu chỉ ra điều ngược lại. Phó tổng thống Harris nếu muốn lấy phiếu cần đẩy mạnh thuyết phục cử tri.

screenshot-2024-07-30-150617.png

Lạm phát, lãi suất, kinh tế phục hồi

Lạm phát lúc Tổng thống Biden nhậm chức hầu như không đáng ngại, giá tiêu dùng tăng 1,4% mỗi năm. Đến tháng thứ 6 của nhiệm kỳ, lạm phát lại tăng vọt lên 5%, một năm sau lập mức kỷ lục 9,1% do cuộc chiến Ukraine nổ ra. Tuy nhiên nguyên nhân đẩy giá cả tăng chủ yếu do chính sách chi tiêu thời đại dịch của người tiền nhiệm Donald Trump.

3 năm rưỡi qua chứng kiến lạm phát hạ nhiệt nhanh chóng. Nhưng nhìn chung người dân Mỹ vẫn phải chi trả cho hàng hóa lẫn dịch vụ nhiều hơn 20% so với tháng 1.2021.

Fed tăng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát khiến kinh tế hồi phục chậm lại, mặc dù vậy lại không rơi vào suy thoái như giới chuyên gia nhận định. GDP ổn định suốt nửa đầu năm, đến quý 2 tăng 2,8%.

Tỷ lệ thất nghiệp

Vào tháng 4.2020 khi kinh tế Mỹ tê liệt vì đại dịch bùng phát, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên gần 15% - cao nhất kể từ năm 1948. Tổng thống Biden ngay thời gian đầu nhiệm kỳ lập tức kéo tỷ lệ thất nghiệp xuống 6,4%, sau đó duy trì ở mức dưới 4% trong hơn 2 năm, đến gần đây mới tăng lên trên 4%.

Đầu tư cơ sở hạ tầng

Đạo luật Việc làm và đầu tư cơ sở hạ tầng cùng Đạo luật Giảm lạm phát do Tổng thống Biden đề xướng đem lại hơn 1,6 nghìn tỉ USD cho công cuộc tái xây dựng - nâng cấp hạ tầng, thúc đẩy đầu tư năng lượng sạch, củng cố ngành sản xuất nội địa.

Toàn bộ tác động của hai luật trên sẽ cần nhiều năm mới thấy rõ, nhưng ngay trước mắt hàng loạt cơ sở công nghiệp mới đã được xây, ngành xe điện phát triển mạnh mẽ, nhiều dự án thay thế cầu đường cùng hệ thống ống dẫn nước bắt đầu khởi động.

Sản xuất dầu mỏ

Nhìn chung Tổng thống Biden ủng hộ năng lượng sạch, ông từng chỉ trích các công ty dầu mỏ cố tình găm giữ hàng khiến giá xăng tăng kỷ lục lúc cuộc chiến Ukraine nổ ra. Thế nhưng sản lượng dầu năm 2023 đạt mức kỷ lục 12,9 triệu thùng/ngày. Sản lượng năm 2024 tính đến nay tăng 3%.

Đứng về phía công đoàn và người lao động

Tổng thống Biden được Liên đoàn Lao động Mỹ và Hiệp hội Các tổ chức công nghiệp (AFL-CIO) gọi là “tổng thống ủng hộ công đoàn nhất lịch sử”. Ủy ban Quan hệ lao động quốc gia của ông cũng thường đứng về phía công đoàn và người lao động. Đương kim lãnh đạo còn từng tham gia biểu tình do Hội Liên hiệp lao động ngành ô tô Mỹ (UAV) tổ chức năm ngoái.

Tuy nhiên Tổng thống Biden cùng Quốc hội Mỹ từng buộc các công đoàn ngành vận tải đường sắt nhượng bộ. Một số đồng minh công đoàn cũng bày tỏ lo ngại về nỗ lực tái tranh cử của ông.

Giảm bớt áp lực tài chính cho người tiêu dùng, hộ gia đình, người lớn tuổi

Từ xóa nợ khoản vay của sinh viên cho đến xử lý tình trạng áp phí “ẩn” trong hàng loạt dịch vụ, Tổng thống Biden tìm cách giúp người tiêu dùng Mỹ tiết kiệm hàng tỉ USD mỗi năm.

Thời kỳ đại dịch, ông ký ban hành đạo luật cứu trợ kinh tế cho hộ gia đình, sau đó còn mở rộng tín dụng thuế đối với trẻ em nhằm cải thiện tình trạng nghèo đói ở trẻ em Mỹ.

Trong Đạo luật Giảm lạm phát, giá insulin hằng tháng cho người tham gia hệ thống bảo hiểm y tế liên bang (Medicare) giới hạn ở mức 35 USD. Giá hàng loạt thuốc khác cũng ở mức thấp.

Chống độc quyền

Thời gian qua Ủy ban Thương mại liên bang (FTC) cùng Cục Chống độc quyền (trực thuộc Bộ Tư pháp Mỹ) ngăn chặn hàng loạt thương vụ sáp nhập trong các ngành công nghệ, bán lẻ, hàng không, dược phẩm. “Ông lớn” như Microsoft hay Apple cũng không thoát.

Bảo vệ công nghệ Mỹ

Tháng 4 năm nay, Tổng thống Biden ký ban hành luật yêu cầu tập đoàn Trung Quốc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok nếu không nền tảng này sẽ bị cấm ở Mỹ. Trước đó vào năm 2022, ông thông qua Đạo luật Chip và khoa học với mục tiêu giành lại vị thế là nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới.

Nhưng FTC cùng Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời ông luôn cố gắng ngăn các “ông lớn” công nghệ Mỹ thiết lập thế độc quyền. Ngược lại, Phó tổng thống Harris nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ Thung lũng Silicon khi gia nhập đường đua tranh cử.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
1 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Di sản’ kinh tế bà Harris tiếp nhận