Hãng Reuters dẫn nguồn tin quan chức quân sự lẫn dân sự tiết lộ trong kế hoạch cải tổ mạnh mẽ năng lực phòng thủ sau 30 năm hoạt động, NATO xác định 6 điểm yếu cần cấp bách khắc phục.
Quốc tế

NATO xác định 6 điểm yếu trong năng lực phòng thủ

Cẩm Bình 25/07/2024 15:48

Hãng Reuters dẫn nguồn tin quan chức quân sự lẫn dân sự tiết lộ trong kế hoạch cải tổ mạnh mẽ năng lực phòng thủ sau 30 năm hoạt động, NATO xác định 6 điểm yếu cần cấp bách khắc phục.

Đó là thiếu hệ thống phòng không, thiếu tên lửa tầm xa, quân số không đủ, thiếu đạn dược, công tác hậu cần chưa tốt, thông tin liên lạc kỹ thuật số ngoài chiến trường chưa đủ an toàn. Giới lãnh đạo NATO đã nhất trí kế hoạch vào năm ngoái, từ đó các quan chức của khối bắt đầu soạn thảo loạt yêu cầu tối thiểu. Vài tuần gần đây yêu cầu được gửi đến tất cả nước thành viên.

Theo một nhà hoạch định quân sự (giấu tên), loạt yêu cầu nêu chi tiết điểm yếu của lực lượng NATO lẫn ước tính chi phí cần thiết để khắc phục. NATO dự định cụ thể hóa yêu cầu thành mục tiêu ràng buộc với chính phủ từng thành viên trước mùa thu năm 2025 (lúc khối này tổ chức hội nghị bộ trưởng quốc phòng thường niên).

screenshot-2024-07-25-110516.png

Áp lực phải cải tổ

Sự thống nhất của NATO đang bị thử thách khi một số thành viên châu Âu quan trọng chịu hạn chế về ngân sách quốc phòng và lập trường với Nga giữa các nước quá khác biệt. Đáng lo ngại hơn là bầu cử ở Mỹ đem đến khả năng cựu Tổng thống Donald Trump - người luôn chủ trương giảm hỗ trợ quân sự lục địa già - quay lại nắm quyền.

Tại hội nghị thượng đỉnh NATO đầu tháng qua, nhiều nhà hoạch định chính sách châu Âu (trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey) công khai thừa nhận bất kể ai đắc cử ở Mỹ thì họ vẫn phải tự tăng chi tiêu quốc phòng.

Theo một quan chức, giới lãnh đạo NATO nhất trí rằng trong nhiều trường hợp chi tiêu quốc phòng cần cao hơn 2% GDP thì mới đủ khắc phục điểm yếu. Hiện có 23 thành đạt hoặc vượt mức chi tiêu 2% GDP.

Nhưng chính phủ các nước thành viên không dễ tăng ngân sách trong bối cảnh người dân đang quay cuồng với chi phí sinh hoạt tăng cao, nhìn nhận chiến tranh là một viễn cảnh quá xa vời. Cơ quan phân tích Eurointelligence cảnh báo “Phản ứng dữ dội về chính trị có thể trở thành hiện thực”.

Khắc phục điểm yếu

Trước đây từng xuất hiện thông tin NATO xác định khối cần thêm 35 - 50 lữ đoàn thì mới đủ sức chống chọi với một cuộc tấn công từ Nga. Một lữ đoàn khoảng 3.000 - 7.000 quân, như vậy số binh sĩ bổ sung là 105.000 - 350.000 người.

Trong đó, thành viên lớn như Đức sẽ cần thêm 3 - 5 lữ đoàn (20.000 - 30.000 người). Bộ Ngoại giao Đức từ chối bình luận về kế hoạch của NATO, nhưng thừa nhận phải nâng mức chi tiêu lên hơn 2% GDP. Đầu tháng này Thứ trưởng Quốc phòng Estonia Tuuli Duneton từng đề xuất tăng lên 2,5 - 3% GDP.

Thành viên đóng góp lớn nhất cho khối là Mỹ. Ước tính năm nay họ chi 967,7 tỉ USD cho quốc phòng, gấp khoảng 10 lần so với Đức (dự chi 97,7 tỉ USD). Tổng chi tiêu quân sự của NATO năm 2024 sẽ là 1.474,4 tỉ USD.

Theo kế hoạch mới, Đức cần tăng số lượng hệ thống phòng không lên gấp 4 lần để bảo vệ căn cứ, bến cảng cùng hơn 100.000 quân dự kiến được triển khai đến sườn phía đông NATO.

Đức từng sở hữu 36 tổ hợp phòng không Patriot lúc còn là quốc gia NATO tiền tuyến thời Chiến tranh lạnh, khi đó họ còn phải nhờ các đồng minh khác hỗ trợ. Ngày nay họ còn 9 tổ hợp, sau khi đã chuyển giao 3 tổ hợp cho Ukraine.

Chi phí tái bổ sung không ít, Đức vừa đặt mua 4 tổ hợp Patriot với giá 1,35 tỉ euro. Và để giảm gánh nặng ngân sách, họ thông báo giảm viện trợ năm 2025 cho Ukraine từ 8 tỉ euro xuống còn 4 tỉ euro.

Công tác hậu cần cũng được tìm cách cải thiện, đảm bảo vận chuyển quân nhu, nhiên liệu, nước, thương binh lẫn tù binh thông suốt. Nguồn tin cho biết các thành viên đang lập bản đồ chi tiết và kiểm tra cầu đường xem hạ tầng đủ chắc để chịu được tải trọng lớn hay không.

Sườn phía đông NATO lùi ra xa hơn thời Chiến tranh lạnh khiến công tác triển khai quân mất thời gian hơn (60 ngày). Hiện tại công suất đường sắt châu Âu không đủ sức vận chuyển lượng lớn xe tăng. Hơn nữa khổ đường sắt giữa với số quốc gia vùng Baltic khác nhau nên vũ khí cùng thiết bị phải chuyển tàu.

Ngoài ra khối còn cần nâng cao năng lực phòng thủ mạng nhằm chống lại hoạt động tấn công mạng hòng làm chậm đà triển khai quân.

Bài liên quan
Ngưỡng vũ khí hạt nhân bị hạ thấp: Nga đang tự vệ hay thách thức ‘lằn ranh đỏ’ của NATO?
Tổng thống Vladimir Putin hôm 19.11 đã ký phê duyệt bản cập nhật học thuyết hạt nhân của Nga, một động thái quan trọng trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa Nga và phương Tây ngày càng leo thang.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NATO xác định 6 điểm yếu trong năng lực phòng thủ