Chiều 16.10, trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên, ông Phạm Đăng Nhật cho biết huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã lên phương án di dời gần 2.000 hộ dân khỏi khu vực xả lũ của hồ Kẻ Gỗ, di chuyển đến nơi gò cao, bố trí lực lượng đảm bảo an toàn cho người dân.

Di dời hơn 2.000 dân để xả lũ hồ Kẻ Gỗ

Trí Lâm | 16/10/2016, 21:03

Chiều 16.10, trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên, ông Phạm Đăng Nhật cho biết huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã lên phương án di dời gần 2.000 hộ dân khỏi khu vực xả lũ của hồ Kẻ Gỗ, di chuyển đến nơi gò cao, bố trí lực lượng đảm bảo an toàn cho người dân.

Ông Nhật cho biết, theo công điện của UBND tỉnh, 7 giờ ngày 17.10, hồ Kẻ Gỗ sẽ xảtràn với lưu lượng 200 - 300m3/giâytùy theo thời tiết. Huyện đang chuẩn bị các phương án ứng phó theo tinh thần “4 tại chỗ” và các xã vùng hạ du đã đồng loạt triển khai nhữngbiện pháp an toàn trước khi xả tràn Kẻ Gỗ.

Ban Chỉ huy phòngchống lụt bão huyện Cẩm Xuyên cũng đã điều 21 tàu thuyền gắn máy công suất dưới 20 CV của ngư dân vùng biển cùng 9 thuyền máy của các địa phương phục vụ cho công tác di dời; gia cố hệ thống đê điều; lên kịch bản huy động ca nô hàng và 33 xe cơ giới gầm cao, bố trí lực lượng quân đội, công an và đoàn thanh niên túc trực 24/24 sẵn sàng hỗ trợ các xã vùng hạ du.

Bí thư Tỉnh ủy Hà TĩnhLê Đình Sơn cũng đã tổ chức cuộc họp để ứng phó với tình hình bão lũ. Theo đó, Bí thư Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương trong tỉnhchủ động các phương án đối phó với tình hình bão, lũ và nêu cao ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu để tạo sự thống nhất;

Đồng thời, Bí thư Hà Tĩnhcũng yêu cầu Sở Nông nghiệp -Phát triển Nông thôn rà soát đánh giá việc xả tràn hồ, có lộ trình cụ thể trên nguyên tắc an toàn hồ nhưng bắt phải đảm bảo an toàn cho hạ du và thông tin rộng rãi đến người dân.

Bí thư cũng yêu cầu các địa phương rà soát lại "4 tại chỗ" để xem khả năng ứng phó khi lũ xảy ra; đánh giá hiện trạng các công trình xây dựng trên địa bàn; có kịch bản sơ tán dân, ở những vùng trọng điểm phải “cắm” cán bộ trực tiếp để xử lý tình huống xấu…

Tại Hà Tĩnh, theo nhận định Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai-tìm kiếm cứu nạntỉnh, đây là đợt mưa rất lớn và lượng nước tập trung trong thời gian ngắn, lên nhanh gây ngập lụt trên diện rộng; nước lũ trên một số lưu vực sông đã đạt đỉnh. Mưa lũ tại Hà Tĩnh đã làm 108 xã, phường với 29.798 hộ bị ngập, có nơi ngập sâu từ 2- 3m; 2 người chết và 1 người mất tích; trị giáthiệt hại ước tính đến thời điểm hiện nay khoảng170tỉ đồng.

Cũng trong chiều nay 16.10, tại cuộc làm việc với các tỉnh, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Thừa Thiên-Huế phải tiếp tục thực hiện nghiêm 2 công điện của Thủ tướng Chính phủ, trong đó ưu tiên cao nhất là tìm kiếm người mất tích, động viên, thăm hỏi gia đình có người chết, mất tích, bị thương, đồng thời khẩn trương rà soát để ứng cứu kịp thời những hộ dân bị hoạn nạn, không để bất cứu người dân nào bị đói, khát.

Bên cạnh đó, các địa phương này cũng phải nhanh chóng khôi phục, sửa chữa hạ tầng phục vụ cho sản xuất, trước hết là hạ tầng giao thông, điện, sửa chữa nhà cửa; vệ sinh môi trường, tẩy rửa các khu vực ô nhiễm để có thể bắt tay ngay vào khôi phục sản xuất.

Đối với các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin, duy trì chế độ trực. Để đảm bảo an toàn cho người và tài sản, Phó thủ tướng yêu cầu các địa phương tuyên truyền, vận động, quản lý, không để ngư dân ra biển trong những ngày sắp tới; thông báo cho tàu thuyền trên biển để chủ động ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Phó thủ tướng cũng lưu ý các địa phương cần nhanh chóng gia cố, bảo vệ các công trình quan trọng, xung yếu, hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cây xanh.

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo ngành điện lực phối hợp chặt chẽ với các địa phương để kiểm tra an toàn hồ chứa, tổ chức vận hành, đảm bảo an toàn hồ chứa, vận hành phù hợp để hồ chứa tích nước được đảm bảo hiện quả kinh tế nhưng phải đảm bảo an toàn cho hạ du.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ươngcần theo dõi chặt chẽ, cập nhật diễn biến, cung cấp kịp thời đầy đủ thông tin để chủ động ứng phó, phòng tránh bão, thông tin đầy đủ để chính quyền, người dân có kế hoạch ứng phó.

Phó thủ tướng giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát phương án, phối hợp sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thônchỉ đạo các tỉnh khẩn trương thu hoạch lúa mùa, bảo vệ hoa màu vụ đông xuân, dự phòng giống, chủ động rà soát kiểm tra đê điều, hồ đập thủy lợi; Bộ Công Thương đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện để phục vụ sản xuất, sinh hoạt cũng như ứng phó, đảm bảo nhu yếu phẩm cho các vùng ảnh hưởng; Bộ Y tế chủ động phương án cấp cứu, đảm bảo vệ sinh, nước sạch, không xảy ra dịch bệnh; các cơ quan báo chí vào cuộc tích cực, cập nhật thông tin để người dân nắm thông tin, bám sát những địa bàn xung yếu để phản ánh kịp thời…

Ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủyvăn Trung ương thông tincơn bão số 7 - Sarika di chuyển tương đối nhanh. Dự kiến, ngày 19.10, bão số 7 sẽ vào vịnh Bắc bộ, cường độ khoảng cấp 12. Các tỉnh vùng Đông Bắc đến Trung Trung Bộ sẵn sàng các phương án để ứng phó khi bão đổ bộ; khu vực từ Quảng Ninh – Thừa Thiên-Huế sẽ có vùng gió mạnh; vùng biển bị ảnh hưởng kéo dài từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Di dời hơn 2.000 dân để xả lũ hồ Kẻ Gỗ