Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ông Trần Xuân Dâng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh cho biết người dân vùng lũ đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ dịch bệnh, do vậy, trung tâm y tế dự phòng của các huyện, xã cần chủ động trong công tác khử trùng, tuyên truyền cho người dân phòng tránh dịch bệnh.

Hà Tĩnh: Dân chưa hết khổ bởi lũ, đã phải căng mình đối phó với dịch bệnh

Trí Lâm | 16/10/2016, 16:29

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ông Trần Xuân Dâng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh cho biết người dân vùng lũ đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ dịch bệnh, do vậy, trung tâm y tế dự phòng của các huyện, xã cần chủ động trong công tác khử trùng, tuyên truyền cho người dân phòng tránh dịch bệnh.

Mặc dù đang gồng mìnhchống lũ nhưng theo khuyến cáo của Sở Y tế Hà Tĩnh, người dân cũng không nên chủ quan trong việc phòng chống dịch bệnh phát sinh sau lũ.

Sau khi lũ rút, môi trường ô nhiễm với bùn đất, rác thải, xác chết động vật…, là nơi rất dễphát sinh dịch bệnh. Hàng loạt chất độc hại sẽ theo dòng nước hòa vào giếng ăn, bể nước sinh hoạt của người dân cũng gây ra nguy cơ dịch bệnh.

Những căn bệnh dễ dàng phát sinh trong hoàn cảnh này là các bệnh da liễu như nấm kẽ chân, nấm móng; viêm kẽ ngón tay, ngón chân (dân gian gọi là “nước ăn chân”); mẩn ngứa; viêm da… Tiếp theo là các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn. Viêm gan vi rútA, E, một số bệnh như đau mắt đỏ, viêm tai giữa nhiễm khuẩn… cũng dễ xảy ra trong các khu vực bị ngập lụt.

Bên cạnh đó, các nhóm các bệnh nguy hiểm hơn như sốt xuất huyết, sốt do vi rút thường và sốt rét. Nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho muỗi và vi trùng dịch bệnhsinh sôi nảy nở, chính là nguyên nhân gây bệnh cho người.

Trao đổi với báo điên tử Một Thế Giới, ông Trần Xuân Dâng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh cho biết, sau lũ, người dân phải đối mặt với nhiều nguy cơ dịch bệnh, do vậy, trung tâm y tế dự phòng của các huyện, xã cần chủ động trong công tác khử trùng, tuyên truyền cho người dân phòng, tránh dịch bệnh hiệu quả.

“Chúng tôi đã chỉ đạo trung tâm ytế dự phòng tỉnh và các huyện, xã chú trọng công tác vệ sinh, môi trường, phòng ngừa dịchbệnh phát sinh đối với người dân vùng lũ. Theo đó, khi nước rút đến đâu thì công tác khử trùng, vệ sinh được thực hiện đến đó” – ông Dâng nói.

Theo ông Dâng, ngành y tế cũng hết sức chú ý việc xử lý nước sạch cho người dân và đã tiến hành cấp thuốc, hóa chất ngay hôm nay 16.10 để người dân và các cơ sở y tế chủ động.

“Các huyện sẽ hỗ trợbằng nước khoáng, sạch cho người dân nấu ăn, sinh hoạt, còn bên y tế sẽ xử lý nước giếng cho người dân ngay khi nước rút. Nước ngập lớn như hiện nay thì chưa xử lý các giếng nước được” – ông Dâng cho hay.

Để chủ động chống dịch tả, sốt xuất huyết phát sinh sau bão, ông Dâng cho biếtSở Y tế cũng đã chỉ đạo các trung tâm y tế dự phòng chú trọng xử lý vệ sinh để không phát sinh dịch bệnh nguy hiểm này. Nếu không may có xảy ra dịch bệnh thì ngành y tế sẽ cùng với chính quyền các huyện, các đoàn thể gấp rút vào cuộc xử lý dứt điểm, đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Còn đối với người dân, ông Dâng cũng khuyến cáo cần phải chủ động phòngchống dịch bệnh, nên ăn chín uống sôi, sử dụng nước sạch, vệ sinh sạch sẽ tay chân bằng xà phòng. Cùng với đó là thau rửa, vệ sinh bể đựng nước ăn; thu gom phế liệu, phế thải, vệ sinh xung quanh khu vực nhà ở và phun hóa chất xử lý môi trường kịp thời phòng ngừa nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong và sau lũ lụt.

Đồng thời, khi nước rút cũng cần phối hợp và chủ động trọng việc khử trùng, xử lý nước để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng.

Nói với Một Thế Giới, ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Phương Điền -một trong những địa phương thiệt hại nặng nhất Hà Tĩnh cho biếtnước sạch là vấn đề cần chú ý quan tâm cho người dân, đây là thứthiết yếu nhất của dân trong những ngày lũ. Hiện nay người dân phải chở nước bằng thuyền từ xa để lấy nước sinh hoạt, rất bất tiện. Hiện nhiều địa phương không thể bố trí được nguồn nước tại chỗ cho người dân sinh hoạt trong mùa lũ.

"Công tác đảm bảo vệ sinh, môi trường cũng được chúng tôi chú trọng song song với việc hỗ trợ người dân vùng lũ. Chính quyền và các cơ quan y tế sẽ phối hợp để giúp đỡ người dân tránh được dịch bệnh sau lũ" - ông Minh nói.

Mới đây, chỉ đạo tại các địa phương gặp lũ lụt, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh cũng cho biếtcông tác giữ gìn vệ sinh, môi trường hết sức quan trọng và phải chú ý ngay từ lúc này để chủ động phòng tránh dịch bệnh cho dân.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Tĩnh: Dân chưa hết khổ bởi lũ, đã phải căng mình đối phó với dịch bệnh