Nghệ Tông băng vào 1394 thì nhà Minh biết nhà Trần đã thực sự khủng hoảng và đẩy cao việc ra yêu sách hơn. Năm 1395, sứ Minh sang. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Nhà Minh đem quân đánh người Mán bội bạn ở Long châu, sai Nhâm Hanh Thái sang nước ta xin giúp cho 5 vạn người, 50 thớt voi, và 50 vạn thạch lương thực để tiếp tế cho quân. Thâm tâm nhà Minh muốn giả thác việc này để chộp bắt người nước ta”.

Đến lượt nhà Minh đòi lính đánh thuê, nhà Trần từ chối

01/11/2017, 11:19

Nghệ Tông băng vào 1394 thì nhà Minh biết nhà Trần đã thực sự khủng hoảng và đẩy cao việc ra yêu sách hơn. Năm 1395, sứ Minh sang. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Nhà Minh đem quân đánh người Mán bội bạn ở Long châu, sai Nhâm Hanh Thái sang nước ta xin giúp cho 5 vạn người, 50 thớt voi, và 50 vạn thạch lương thực để tiếp tế cho quân. Thâm tâm nhà Minh muốn giả thác việc này để chộp bắt người nước ta”.

Nhà Minh nhiều lần đòi nhà Trần cấp voi chiến

Kỳ 1: Cha ông ta từng chỉ huy liên quân Đông Nam Á chống lại phương Bắc

Kỳ 2: Đinh Tiên Hoàng tự coi là cửa trên khiến phương Bắc bực dọc

Kỳ 3: Sứ giả phương Bắc bị hù dọa không dám bước chân vào nước ta

Kỳ 4: Vua Tống chém tướng kiếm chuyện ngoài biên giới để làm vui lòng Đại Việt

Kỳ 5: Vua Tống sợ trái ý Ngọa Triều nhà Lê​

Kỳ 6: Đại Việt tặng ngựa, nhà Tống thất kinh​

Kỳ 7: Hai nhà sư Việt bẻ gãy dã tâm của phương Bắc​

Kỳ 8: Chính sách gả công chúa để phá âm mưu của phương Bắc

Kỳ 9: Khi nhà Tống lấn đất, ông cha ta sẵn sàng tuốt gươm

Kỳ 10: Trước Lý Thường Kiệt, quân ta nhiều lần Bắc phạt sang đất Tống​

Kỳ 11: Chư hầu của Đại Việt uy hiếp nhà Tống, vua Lý toan động binh​

Kỳ 12: Lý Thường Kiệt dùng vũ lực lấy lại đất yết hầu vùng biên trong tay quân Tống​

Kỳ 13: Sợ Lý Thường Kiệt bắc phạt lần 2, vua Tống tính cắt đất​

Kỳ 14: Bị áp lực từ biên giới, vua Tống phải nghiến răng trả đất​

Kỳ 15: Lý Thường Kiệt dùng tù binh mở cho vua Tống con đường thể diện

Kỳ 16: Muốn nhà Tống trả đất, không thể dùng lý lẽ suông​

Kỳ 17: Nhà Trần dẫn quân Bắc phạt, vua Tống vừa sợ vừa mừng​

Kỳ 18: Nhà Trần 4 lần trói sứ giả Mông Cổ vì tội uốn lưỡi cú diều

Kỳ 19: Đại Việt Nguyên Mông thông hiếu, nhà Tống sợ hãi cầu thân

Kỳ 20: Nhà Trần dùng kế trừng trị các quan Đạt lỗ hoa xích​

Kỳ 21: Ba đời vua Trần và 12 lần cự tuyệt nhà Nguyên​

Kỳ 22: Nhà Trần kiên quyết không làm lính đánh thuê cho Nguyên Mông​

Kỳ 23: Nhà Nguyên đòi vũ khí tối thượng, vua Trần từ chối​

Kỳ 24: Căng thẳng đấu tranh trong lễ nghi triều kiến giữa nhà Trần và Nguyên Mông

Kỳ 25: Tranh cãi về chữ tín trong việc xử tù binh nhà Nguyên​

Kỳ 26: Trò hề của sứ Nguyên sau khi thua trận​

Kỳ 27: Nhà Trần tung tình báo, sẵn sàng phương án đánh sang đất Nguyên​

Kỳ 28: Nhà Trần mang 3 vạn quân đánh sang đất Nguyên, bắt hai ngàn tù binh​

Kỳ 29: Dùng áp lực quân sự ép nhà Nguyên trong cơn nguy loạn​

Kỳ 30: Sứ giả nước ta cư xử đàng hoàng hơn sứ giả phương Bắc​

Kỳ 31: Về chuyện Hậu duệ vua Trần xưng làm hoàng đế Đại Hán​

Kỳ 32: Trung Nguyên chiến loạn khốc liệt, nhà Trần cử người sang xem​

Thời cuộc lúc thịnh lúc suy. Khi nhà Trần cường thịnh thì nhà Nguyên suy yếu. Đến khi nhà Minh nổi lên thì không may cho nước ta là nhà Trần bắt đầu bước vào giai đoạn suy vi. Tháng 1 năm 1368, Chu Nguyên Chương xưng đế, lập ra nhà Minh, lấy niên hiệu là Hồng Vũ, định đô ở Nam Kinh. Cùng năm, Chu Nguyên Chương hạ lệnh cho Từ Đạt xuất quân bắc phạt đánh đuổi người Mông Cổ. Người Mông Cổ nhanh chóng bị đánh bại và buộc phải bỏ Đại Đô cùng toàn bộ phía bắc Trung Hoa và rút lui vào thảo nguyên vào tháng 9. Năm 1381, quân Minh dưới sự chỉ huy của Mộc Anh đánh chiếm vùng đất cuối cùng của nhà Nguyên là Vân Nam và Trung Nguyên hoàn toàn được thống nhất dưới triều đại nhà Minh.

Còn nước ta từ sau 1368 thì bắt đầu loạn. Năm 1369, Trần Dụ Tông băng hà truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ. Tôn thất nhà Trần phát hiện Lễ là người ngoài họ trộm ngồi ngôi cao nên tiến hành binh biến, phế truất Lễ lập Trần Nghệ Tông lên ngôi năm 1369.

Nhưng tiếc là Trần Nghệ Tông không được tài đức như các vua thời Minh Tông trở vè trước nên không phục hồi được nguyên khí Đại Việt. Lại thêm việc Nghệ Tông sai lầm trọng dụng Hồ Quý Ly nên bên trong thì chính sự không còn thông suốt như trước mà ngoài nước thì gặp nhiều rối ren, đặc biệt là với Chiêm Thành.

Trần Nghệ Tông lên làm Thái thượng hoàng vào năm 1372, nhường ngôi cho em là Trần Duệ Tông. Năm 1377, Duệ Tông hoàng đế tử trận trong cuộc tiến công Chiêm Thành, và bất chấp Đỗ Tử Bình là kẻ tội đồ cho thảm bại này, ông lại nương tay với Tử Bình. Chiêm Thành nhân đó dưới sự lãnh đạo của Chế Bồng Nga liên tiếp quấy nhiễu Đại Việt, đánh vào đến tận kinh sư. Hồ Quý Ly nhiều lần xuất quân thảm bại nhưng cũng không bị bắt tội, lại còn được trọng dụng hơn.

Phải mãi năm 1390, Trần Khát Chân nhờ hàng tướng Chiêm chỉ cho chỗ thuyền của Chế Bồng Nga, tập trung hỏa pháo mà bắn. Chế Bồng Nga trúng đạn chết. Quân Đại Việt thừa thắng liền cắt lấy đầu Chế Bồng Nga. Họa Chiêm Thành xâm lấn mới tạm chấm dứt nhưng thế nước đã sa sút lắm.

Triều Minh dù mới lập nhưng đã hau háu như cú dõi về phía nam chực xâm lược. Năm 1377, sau khi Duệ Tông mất, Nghệ Tông lập con của Duệ Tông là Trần Hiện lên ngôi, tức là Trần Phế Đế, còn gọi là Xương Phù đế đồng thời sai sứ đi.

Thấy ta khi đó vừa thua nặng Chiêm Thành đến nỗi vua vong mạng thì nhà Minh đã nghĩ rằng triều đình ta sẽ loạn và có ý định xua quân xuống phía Nam. Cũng may là thái sư nhà Minh khi đó là Lý Thiện Tường đã can rằng: “Em chết vì việc nước mà anh lập con của em lên ngôi, việc người làm như thế thì đủ biết mệnh nước hãy còn”.

Ấy thế nhưng đến năm 1388, Thượng hoàng Nghệ Tông phế truất và giết Xương Phù đế, lập con nhỏ của mình là Trần Ngung lên ngôi, tức là Trần Thuận Tông. Sở dĩ có chuyện này là vì Xương Phù đế thấy quyền bính của Quý Ly ngày một lớn, mưu trừ bỏ Quý Ly. Quý Ly bèn gièm với Nghệ Tông rằng không nên bỏ con mà lập cháu. Quý Ly càng lộng quyền, chính sự nhà Trần càng nát, quân Chiêm Thành càng lộng hành và nhà Minh càng đẩy mạnh việc nắn gân.

Khi Nghệ Tông còn thì nhà Minh mới chỉ đòi lương. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “1384, nhà Minh, trước kia đi đánh Vân Nam, sai bọn Dương Bàn và Hứa Nguyên sang trưng cầu lương thực để cung cấp cho lính trấn giữ ở Lâm An. Nhà vua sai Hành khiển là Trần Nghiêu Du vận tải năm nghìn thạch lương đưa đến đầu địa phận châu Thủy Vĩ . Quan quân ta bị chết vì lam sơn chướng khí trong việc tải lương này rất nhiều”.

Đến khi Nghệ Tông băng vào 1394 thì nhà Minh biết nhà Trần đã thực sự khủng hoảng và đẩy cao việc ra yêu sách hơn. Năm 1395, sứ Minh sang. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Nhà Minh đem quân đánh người Mán bội phản ở Long châu, sai Nhâm Hanh Thái sang nước ta xin giúp cho 5 vạn người, 50 thớt voi, và 50 vạn thạch lương thực để tiếp tế cho quân. Thâm tâm nhà Minh muốn giả thác việc này để chộp bắt người nước ta”.

Cũng may sứ giả Hanh Thái là người theo phái chủ hòa, nên tiết lộ cơ mưu. “Lúc Hanh Thái đến, đem thâm tâm ấy nói kín cho triều đình biết. Vì thế nước ta không giúp cho lính và voi, chỉ sai quan đưa số gạo, lương đến Đồng Đăng giao nhận xong rồi trở về. Số gạo ấy cũng không được bao nhiêu”.

Thời trước cuộc chiến lần 2 với Nguyên Mông thì triều đình Nguyên Mông cũng đòi cung cấp quân lương. Lời Chiếu văn năm Chí Nguyên thứ 12 (1275) ngoài việc đòi vua Trần Thái Tông vào chầu còn viết rõ: “Ngoài khoản ấy, như dân số trong nước chưa có ngạch tịch nhất định, thì thuế khoá và quân dịch, châm chước làm sao cho được? Nếu dân của khanh số ít, mà bắt lính quá nhiều, sức e không đủ; nên nay biên số dân của khanh là muốn tuỳ theo nhiều hay ít, để định số lính và số thuế; số quân mà ta sẽ phái đi cũng không cho đóng tại nơi xa khác, chỉ cho theo lính thú Vân Nam để trợ lực với nhau mà thôi. Vậy nay ra lời chiếu thị cho rõ”. Thời điểm nhà Trần cường thịnh, vua Trần Thái Tông đã từ chối hoàn toàn. Đến thời Trần Thuận Tông, dù nước ta suy yếu nhưng cũng quyết không để binh sĩ đi làm lính đánh thuê cho triều đình phương Bắc.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đến lượt nhà Minh đòi lính đánh thuê, nhà Trần từ chối