Bộ Giao thông vận tải đề xuất bay thường lệ quốc tế đến và đi một số nước có hệ số an toàn dịch COVID-19 cao từ ngày 15.12.

Đề xuất bay quốc tế thường lệ từ ngày 15.12

Tuyết Nhung | 07/12/2021, 20:38

Bộ Giao thông vận tải đề xuất bay thường lệ quốc tế đến và đi một số nước có hệ số an toàn dịch COVID-19 cao từ ngày 15.12.

Bộ Giao thông vận tải vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách quốc tế vào Việt Nam, trong đó đề xuất 2 giai đoạn thí điểm bay quốc tế thường lệ.

Giai đoạn 1 sẽ kéo dài hai tuần, dự kiến bắt đầu thực hiện từ 15.12 sẽ tổ chức chuyến bay thường lệ giữa Việt Nam và các thị trường có hệ số an toàn cao gồm: Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Singapore, Viêng Chăn (Lào), Phnompenh (Campuchia), San Francisco hoặc Los Angeles (Mỹ).

bay-quoc-te.jpg
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thí điểm bay quốc tế thường lệ từ ngày 15.12 tới - Ảnh: Internet

Đây là các thị trường có quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị đối ngoại quan trọng hàng đầu đối với Việt Nam, có số lượng lớn các nhà đầu tư, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao nước ngoài có nhu cầu sang làm việc, tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, số lượng công dân Việt Nam hiện đang sinh sống, học tập, làm việc tại các nước và vùng lãnh thổ này nhiều, có nhu cầu hồi hương cao.

Tần suất hoạt động 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên. Dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 14.000 người/tuần. Các chuyến bay quốc tế trong thời gian này sẽ về 2 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Giai đoạn 2 sẽ thực hiện trong thời gian 1 tháng kể từ khi kết thúc giai đoạn 1, dự kiến bắt đầu thực hiện từ tháng 1.2022. Ngoài 9 thị trường trên, Bộ Giao thông vận tải đề xuất mở thêm các đường bay đi/đến Kuala Lumpur (Malaysia), Hồng Kông, Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Sidney (Úc), Moscow (Nga).

Những thị trường được mở rộng này được xem là các đối tác hợp tác quan trọng của Việt Nam với nhiều hoạt động hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, du lịch cũng như có số lượng lớn người lao động và du học sinh Việt Nam hiện đang sinh sống, học tập và làm việc.

Ở giai đoạn 2, ngoài cảng hàng không Nội Bài và Tân Sơn Nhất, các cảng hàng không quốc tế được đề xuất tiếp nhận gồm: Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc và Vân Đồn. Tần suất dự kiến tăng lên 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên. Dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 40.000 người/tuần.

Trong thời gian thực hiện giai đoạn 2 thí điểm khôi phục các đường bay quốc tế, Bộ Giao thông vận tải sẽ tổ chức tổng kết đánh giá để tham mưu việc khôi phục hoạt động khai thác quốc tế thường lệ như trước đây.

Song để đảm bảo tính khả thi nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách, cơ quan này cho rằng cần sớm có hướng dẫn dỡ bỏ quy định cách ly đối với hành khách đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR trong vòng 72 giờ trước chuyến bay.

Bên cạnh đó, việc nối lại chuyến bay với các nước chỉ có thể thực hiện theo nguyên tắc "có đi có lại" trên cơ sở thúc đẩy đàm phán thống nhất với các đối tác về công nhận lẫn nhau "hộ chiếu vắc xin". Ngoài ra, cần có phần mềm khai báo y tế thống nhất để phục vụ công tác kiểm soát, truy vết người nhập cảnh.

Bộ Giao thông Vận tải cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giao Bộ Y tế hướng dẫn và công bố điều kiện, thời điểm thực hiện miễn cách ly đối với người nhập cảnh Việt Nam. Bộ Ngoại giao chủ trì đàm phán sớm thống nhất với các nước, vùng lãnh thổ về công nhận lẫn nhau "hộ chiếu vắc xin", ưu tiên các nước và vùng lãnh thổ thực hiện trong 2 giai đoạn thí điểm nêu trên.

Các Bộ: Y tế, Công an, Thông tin và Truyền thông sớm thống nhất và công bố phần mềm khai báo y tế áp dụng chung đối với hoạt động đi lại bằng đường hàng không để tạo thuận lợi cho việc khai báo của hành khách, hoạt động của các doanh nghiệp hàng không cũng như kiểm soát, truy vết người nhập cảnh.

Hiện nay, nhu cầu nhập cảnh của công dân Việt Nam về nước đang tăng cao, đặc biệt là dịp năm mới 2022 và Tết Nguyên Đán. Cùng với đó, số lượng người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam với mục đích làm việc, đầu tư, sản xuất kinh doanh và du lịch là rất lớn. Vì vậy, việc khôi phục bay quốc tế thường lệ được đánh giá là rất cấp thiết.

Thời gian qua, Việt Nam không ban hành các quy định dừng hoặc hạn chế các chuyến bay quốc tế thường lệ đến và đi từ Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19, hành khách nhập cảnh vào Việt Nam trên các chuyến bay phải đáp ứng các quy định về kiểm soát y tế đối với người nhập cảnh theo quy định.

Bài liên quan
Ngành hàng không đề xuất mở lại đường bay quốc tế theo 3 giai đoạn
Đối với "hộ chiếu vắc xin", Cục Hàng không Việt Nam đề xuất kế hoạch triển khai các chuyến bay quốc tế thường lệ có chở khách vào Việt Nam theo 3 giai đoạn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề xuất bay quốc tế thường lệ từ ngày 15.12