Chính phủ Nhật Bản điều tra Line sau thông tin ứng dụng nhắn tin nổi tiếng này cho phép 4 kỹ sư Trung Quốc truy cập dữ liệu người dùng.

Để 4 kỹ sư Trung Quốc truy cập thông tin người dùng, ứng dụng nhắn tin hàng đầu Nhật bị chính phủ điều tra

Nhân Hoàng | 17/03/2021, 17:00

Chính phủ Nhật Bản điều tra Line sau thông tin ứng dụng nhắn tin nổi tiếng này cho phép 4 kỹ sư Trung Quốc truy cập dữ liệu người dùng.

Các kỹ thuật viên tại một công ty Trung Quốc liên kết với nhà cung cấp ứng dụng trò chuyện Line (Nhật Bản) tạm thời có quyền truy cập thông tin cá nhân của người dùng ở Nhật Bản.

Line Corp đã tiết lộ không đầy đủ về quyền truy cập dữ liệu người nước ngoài trong chính sách quyền riêng tư của mình. Công ty đã báo cáo vụ việc với Ủy ban Bảo vệ Thông tin Cá nhân Nhật Bản và cho biết đã chấm dứt quyền truy cập dữ liệu của chi nhánh Trung Quốc. Một ủy ban của bên thứ ba sẽ sớm được thành lập để điều tra.

Thuộc sở hữu của Z Holdings, Line có khoảng 86 triệu người dùng ở Nhật Bản và trở thành phần chính trong cuộc sống trực tuyến của dân đất nước Mặt trời mọc.

Hôm 17.3, Chính phủ Nhật Bản cho biết sẽ điều tra Line sau khi truyền thông đưa tin rằng ứng dụng này cho phép các kỹ sư Trung Quốc tại một chi nhánh tại thành phố Thượng Hải truy cập dữ liệu người dùng Nhật mà không thông báo cho họ.

Theo quy định về quyền riêng tư của Nhật Bản, các công ty phải thông báo cho người dùng khi dữ liệu cá nhân của họ được gửi ra nước ngoài, đài truyền hình NHK và các phương tiện truyền thông địa phương khác đưa tin trước đó.

Chúng tôi chưa thể nói liệu Line có vi phạm quy định hay không và chúng tôi đang tiến hành điều tra để tìm hiểu”, một quan chức Chính phủ Nhật chịu trách nhiệm giám sát các quy định về quyền riêng tư nói với Reuters.

Nếu Line bị phát hiện đã hành động không đúng thì Văn phòng Nội các Nhật có thể chỉ đạo nó thực hiện các cải tiến, ông nói thêm.

line-ung-dung-nhan-tin-hang-dau-nhat-bi-chinh-phu-dieu-tra.jpg
Line để 4 kỹ sư Trung Quốc truy cập thông tin người dùng

Người phát ngôn của Line cho hay: “Chưa có bất kỳ điều gì vi phạm ranh giới pháp lý hoặc quy định. Chúng tôi sẽ tiếp tục đáp ứng các luật và quy định ở tất cả khu vực pháp lý, bao gồm cả Nhật Bản”.

Trong tuyên bố được đăng sau đó trên trang web của mình, Line đã xin lỗi nếu đã gây ra bất kỳ mối lo ngại nào và không giải thích đầy đủ các chính sách liên quan đến quản lý dữ liệu cho người dùng.

Thực hiện bảo trì hệ thống cho Line, 4 kỹ sư tại một công ty ở Trung Quốc đã được phép truy cập vào các máy chủ ở Nhật Bản từ năm 2018 chứa tên, số điện thoại và địa chỉ email của người dùng, truyền thông Nhật cho biết.

Các báo cáo được đưa ra khi Nhật Bản thắt chặt luật lệ và quy định xung quanh việc sử dụng, lưu trữ dữ liệu cá nhân do các công ty internet nắm giữ.

Người phát ngôn của công ty cho biết Line có 186 triệu người dùng trên toàn cầu, đã chặn quyền truy cập vào dữ liệu người dùng tại chi nhánh Trung Quốc.

Line trong tháng này đã trở thành một phần của Z Holdings, trước đây là Yahoo! Nhật Bản, tạo ra một mạng internet nội địa trị giá 30 tỉ USD để cạnh tranh với các đối thủ địa phương và Mỹ.

Tin nhắn được gửi qua Line chỉ có thể được đọc bởi người gửi và người nhận vì ứng dụng mã hóa nội dung từ đầu đến cuối.

Z Holdings được kiểm soát bởi SoftBank Corp thông qua công ty mẹ A Holdings, được đồng sở hữu bởi SoftBank Corp và Naver Corp (Hàn Quốc), nhà điều hành cũ của Line.

Có kế hoạch đầu tư 500 tỉ yên (4,58 tỉ USD) vào công nghệ trong vòng 5 năm tới, Z Holdings cũng kiểm soát nhà bán lẻ thời trang Zozo và công ty cung cấp đồ dùng văn phòng Askul Corp.

Line đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt và gần đây là khám bệnh từ xa.

Sau tin trên bất lợi về Line, cổ phiếu Z Holdings giảm 1,1% xuống 611 yên, trong khi chỉ số TOPIX ở sàn giao dịch Tokyo không đổi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Để 4 kỹ sư Trung Quốc truy cập thông tin người dùng, ứng dụng nhắn tin hàng đầu Nhật bị chính phủ điều tra