Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp 8 của Quốc hội hôm nay, 31.10, vấn đề Biển Đông tiếp tục thu hút sự quan tâm thảo luận của đại biểu Quốc hội.

ĐB Lê Thanh Vân hiến kế 'tam công chiến pháp' đối phó Trung Quốc trên Biển Đông

Nam Phong | 31/10/2019, 19:55

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp 8 của Quốc hội hôm nay, 31.10, vấn đề Biển Đông tiếp tục thu hút sự quan tâm thảo luận của đại biểu Quốc hội.

>>ĐBQH Dương Trung Quốc: Có ‘hạt sạn’ trong báo cáo về Biển Đông của Chính phủ

>>Trung tướng Trần Việt Khoa: Biển Đông phức tạp, sẵn sàng phương án cho các tình huống

>>Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Việc vi phạm của các tàu Trung Quốc là nghiêm trọng

>>Thủ tướng: Những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, chúng ta không bao giờ nhân nhượng

"Tam công chiến pháp" để bảo vệ biển đảo

Đại biểu Cà Mau Lê Thanh Vân, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội, khẳng định "lâu nay dã tâm của Trung Quốc là không từ bỏ thủ đoạn chiếm đoạt Biển Đông thành ao nhà".

Đại biểu Vân phân tích, Trung Quốc đang sử dụng "tam chủng chiến pháp" (3 loại chiến pháp - phóng viên) là tâm lý, truyền thông và pháp lý.

"Về tâm lý, Trung Quốc đã rao giảng cho các thế hệ người dân Trung Quốc từ trước tới nay rằng Biển Đông là của Trung Quốc. Về truyền thông, Trung Quốc đã rêu rao hết các diễn đàn, Biển Đông là của Trung Quốc. Còn về pháp lý, Trung Quốc đang sửa lại, diễn đạt lại luật biển của họ và trên thực tế đang tiến hành xâm lấn các quốc gia ven biển", ông Vân nói.

Từ đó, đại biểu Lê Thanh Vân đề xuất cần có "tam công chiến pháp" để đối phó với Trung Quốc, đó là: công luận, công khai và công pháp.

Về "công luận", theo ông Vân, chúng ta phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, củng cố hồ sơ chứng minh cho dư luận thế giới biết Biển Đông là của Việt Nam.

Về "công khai", ta phải công khai hóa các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông cho thế giới biết, trong nước biết.

Về "công pháp", ta phải sử dụng tối đa công cụ pháp lý từ công ước quốc tế cho tới cơ sở pháp lý mà luật Biển Việt Nam đã quy định.

"Về lâu dài, ta phải có đối sách căn bản, phòng thủ chặt chẽ, để ngăn chặn sự lấn tới của Trung Quốc, vi phạm trắng trợn của Trung Quốc trên Biển Đông", đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh.

Trước đó, trong phần phát biểu thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội,cũng đề cập vấn đề Biển Đông trong phần phát biểu của mình, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (đoàn Hậu Giang) đánh giá, ở trong nước, tuy có nhiều lo lắng, bức xúc trước chủ quyền thiêng liêng của đất nước bị Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng, song cử tri và nhân dân cả nước luôn tin tưởng, đánh giá cao trách nhiệm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam luôn kiên định, nhất quán chủ trương “những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam chúng ta không bao giờ nhân nhượng”.

Từ khẳng định nhất quán đó đã có những hành động kiên quyết, kiên trì, bình tĩnh, khôn khéo, xử lý đồng bộ hiệu quả các biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý và thực địa, tạo đồng thuận cao trong nhân dân và cộng đồng quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình trong khu vực và Biển Đông, tạo điều kiện ổn định trong nước để thu hút đầu tư, du lịch, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Nam Phong
Bài liên quan
Đêm nay miền Bắc lạnh, siêu bão Man-Yi đang tiến vào Biển Đông
Siêu bão Man-yi vẫn giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/giờ và hướng vào vùng biển miền Trung. Biển động dữ dội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ĐB Lê Thanh Vân hiến kế 'tam công chiến pháp' đối phó Trung Quốc trên Biển Đông