Sau buổi giao lưu “Trò chuyện với Trịnh Công Sơn” được tổ chức rất thành công tại Tạp chí Văn hóa Nghệ An, chiều ngày 2 tháng 3 năm 2015, nhà phê bình Đặng Tiến đã có buổi nói chuyện về thơ với cán bộ Trường Cao Đẳng Sư Phạm Nghệ An. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa bởi được tổ chức trong không khí náo nức đầu xuân tràn ngập những ngày Thơ Việt Nam...

Đặng Tiến và 'Chuyện thơ'

Một Thế Giới | 04/03/2015, 19:12

Sau buổi giao lưu “Trò chuyện với Trịnh Công Sơn” được tổ chức rất thành công tại Tạp chí Văn hóa Nghệ An, chiều ngày 2 tháng 3 năm 2015, nhà phê bình Đặng Tiến đã có buổi nói chuyện về thơ với cán bộ Trường Cao Đẳng Sư Phạm Nghệ An. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa bởi được tổ chức trong không khí náo nức đầu xuân tràn ngập những ngày Thơ Việt Nam...


Xuất phát từ những khái niệm cơ bản về thi pháp học như thi tính, hệ số thi lượng, chức năng thi ca, cái biểu đạt và cái được biểu đạt, từ quan niệm thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh, bằng so sánh với các lĩnh vực khác như âm nhạc, hội họa…, Đặng Tiến đã dẫn dắt người nghe vào vũ trụ thơ với những thí dụ sinh động, hấp dẫn từ những thi phẩm nổi tiếng của những Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Vũ Hoàng Chương, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, Tô Thùy Yên, Bùi Giáng v.v…
Dang Tien
Nhà phê bình Đặng Tiến nói "Chuyện Thơ" bằng tất cả tâm tình của một đời yêu thơ và nghiên cứu thơ của ông 
Trong bài nói chuyện của mình, Đặng Tiến cố gắng thuyết phục người đọc bằng ký ức thơ gần như không hề mai một của mình, bằng cái kinh nghiệm thẩm mỹ được cố kết bằng vốn kiến thức lý thuyết chắc chắn về ngôn ngữ học và văn chương và phương pháp truyền đạt mà ông tự nhận là “mô phạm”.
Dang Tien
Nói đến thơ, gần như toàn bộ tinh anh, tài hoa trong tâm hồn Đặng Tiến "phát tiết"
Ông trích dẫn S. Mallarmé (Người ta không làm thơ bằng tư tưởng, người ta làm thơ bằng từ ngữ), P. Valéry (Văn xuôi là đi bộ, thơ là khiêu vũ), R. Jakobson (Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mỹ của nó), Malherbe (Et les fruits passeront la promesse des fleurs - quả mùa sây, y hẹn với lời hoa) ông nhắc lại những kỷ niệm của mình với các nhà thơ Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, ông cảnh báo với người nghe về sự sa sút của thi ca và xu hướng tầm thường hóa thi ca ở Việt Nam.
Dang Tien
Khán giả nghe "Chuyện thơ" đã được truyền thêm nhiều cảm hứng
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ năng giảng giải dễ gần, dễ đi vào lòng người và khả năng phân tích kỹ lưỡng, đúng với tinh thần của thi pháp học, nhà phê bình Đặng Tiến đã có một buổi nói chuyện vừa thân mật nhưng cũng giàu hàm lượng học thuật.
Dang Tien
Ban giám hiệu trường Cao Đẳng Sư Phạm Nghệ An gửi đến nhà phê bình Đặng Tiến bó hoa tươi thắm
Buổi nói chuyện đã tạo cho người nghe những ấn tượng tốt đẹp và đã truyền thêm cảm hứng cho những người yêu thơ.

TS. Nguyễn Duy Bình
ĐẶNG TIẾN BÌNH THƠ
Đặng Tiến bình thơ hay! Điều đó đã rõ! Vì ông khát thơ, sống thơ! Bạn với thơ và chơi với nhà thơ. Ông lại sinh ra vào một thế kỷ mà những cơn gió chướng lật ngang dâu bể. Vì thế trong mỗi câu chữ đặt để, ông cất nhắc cân đo không những hồn vía mà còn thế sự. Vì thế, chữ nghĩa của ông như những cây thông reo ngược gió, dựng hồn bạn đọc.
Trong mỗi bài ông viết, luôn lấy thơ làm chủ thể. Cái hay của tứ, của cú pháp, của ngôn ngữ. Ông không đưa vào đó những nhiệm vụ, chính trị. Nói chung là không bắt thơ "ép-phe" dưới bất cứ hình thức nào! Nếu có cũng chẳng đặng đừng để giải thích thêm cho bạn đọc hiểu. Bình thơ mà viết như thơ. Vì thế, thơ bỗng sang cả, phi thường! Cuộc đời chót đổi dăm câu thơ cũng thỏa đáng!
Tiếng Việt của Đặng Tiến là một thứ tiếng Việt xa Tổ quốc. Tiếng Việt của hoài vọng! Đời sống ở phương Tây dường như ông chỉ còn xài tiếng Việt khi viết phê bình! Vì thế nó quy chuẩn, đắt đỏ, điệu nghệ! Hình ảnh sáng, tươi, chân phương mà không chân quê...
Đối trọng của ông là Thơ ít xét đến Người. Ông ít chia tuyến bè, phe phái. Rốt cuộc chỉ còn có thơ hay!
Vâng bài thơ sống phần đời còn lại của Thi sĩ! Điều ấy đã rõ! Thơ là phơi phóng, căng mở! Không ai có thể lấy thơ mà chia cắt lòng người! Dù cuộc đời có làm vậy!
Trong phê bình thi ca Việt, có một cây bút tài hoa như vậy thật hiếm thay! Chao ôi, tuổi tác không chờ người! Mùa màng khô hạn mà hạt giống chậm trễ... Bao giờ khách tri âm dễ dàng có nhiều phương tiện hải lưu và giao thoa, tỏa sóng cùng người tri kỷ?... (Sài Gòn, đêm thơ Nguyên tiêu 12 tháng Giêng - Ất Mùi 2015 - Nhà thơ NGUYỄN HỮU HỒNG MINH )
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đặng Tiến và 'Chuyện thơ'