Sau khi bị đối tác hủy đơn đặt hàng lớn vào phút chót, cổ phiếu của Aixtron, một công ty công nghệ của Đức rớt giá nhanh chóng. Vài tháng sau đó, trong khi Aixtron vẫn chưa thoát khỏi khó khăn thì một nhà đầu tư Trung Quốc đã mua lại với một mức giá hời hơn rất nhiều so với trước. Đó chỉ là một trong những thương vụ nở rộ gần đây giữa các công ty châu Âu với nhà đầu tư Trung Quốc.

Đằng sau ‘làn sóng’ mua công ty nước ngoài của nhà đầu tư Trung Quốc

Kim Vân | 19/09/2016, 14:00

Sau khi bị đối tác hủy đơn đặt hàng lớn vào phút chót, cổ phiếu của Aixtron, một công ty công nghệ của Đức rớt giá nhanh chóng. Vài tháng sau đó, trong khi Aixtron vẫn chưa thoát khỏi khó khăn thì một nhà đầu tư Trung Quốc đã mua lại với một mức giá hời hơn rất nhiều so với trước. Đó chỉ là một trong những thương vụ nở rộ gần đây giữa các công ty châu Âu với nhà đầu tư Trung Quốc.

LTS: Trước làn sóng cácthương vụ mua lại các công ty toàn cầu củanhà đầu tư Trung Quốc, trong đó xuất hiện những yếu tố bất thường, tờ New York Times đã có bài điều tra về hậu trường của các thương vụ này và chỉ ra rằng có “bàn tay” của chính phủ thay vì là những cuộc mua bán thuần túy giữa các công ty tư nhân.

Những thương vụ bất thường

Đáng nói là hồ sơ tài chính và dưluận cho thấy có những mối liên quan giữa công ty hủy đơn hàng, công ty mua Aixtron và chính phủ Trung Quốc.Dường như có một đường dây mờ giữa hiện tượng các công ty Trung Quốc đang gia tăng hoạt động M&A tại nước ngoài với chính sách công nghiệp lâu dài của chính quyền Bắc Kinh.

“Trường hợp của Aixtron là một minh chứng. Đó không phải là một thương vụ đầu tư thông thường ở Đức” - ông Sebastian Heilmann, Chủ tịch Viện Mercator chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, có trụ sở đặt tại Berlin nhận định. “Thay vì thế, chúng ta thấy có một chương trình của chính phủ đứng đằng sau”.

Các lãnh đạo Trung Quốc đã công khai chiến lược của họ trong việc sử dụng quỹ chính phủ để mua các công ty công nghệ nước ngoài. Một loạt thương vụ diễn ra trong những năm gần đây đã cho thấy điều đó.

Điều này dẫn đến câu hỏi làm sao phân biệt được các thương vụ tư nhân và các thương vụ do nhà nước dàn dựng, đồng thời cũng làm tăng thêm lo ngại về số phận của các công ty được mua lại. Liệu những công ty hàng đầu quốc gia cuối cùng có bị nuốt chửng bởi chuỗi cung ứng của Trung Quốc hay không?

Công ty công nghệ Aixtron của Đức vừa được nhà đầu tưTrung Quốc mua lại với giá hời

Aixtron, một trong những công ty công nghệ đang lên ở châu Âu, đã trở thành mục tiêu đầu tư của Trung Quốc là một ví dụ. Công ty này sử dụng hàng trăm kỹ sư có năng lực cao, có lịch sử hàng chục năm sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn. Thế nhưng Aixtron đã phải đối mặt với tình trạng giảm nguồn cầu vào năm 2015 do bị công ty điện tử San’an, có trụ sở đặt tại thành phố Hạ Môn, hủy một đơn hàng lớn vào phút chót. Quyết định của San’an đã khiến cổ phiếu của Aixtron sụp đổ. Vào tháng 5 vừa qua, lãnh đạo Aixtron đã đồng ý bán lại công ty cho một quỹđầu tư Trung Quốc mang tên Fujian Grand Chip. Qua tìm hiểu, San’an có một vài mối quan hệ với Fujian Grand Chip, bao gồm một chủ đầu tư chung và những làm ăn vốn có.

51% vốn của Fujian Grand Chip được sở hữu bởi Liu Zhendong, một doanh nhân mà Viện Mercator cho rằng có thể có mối quan hệ với chính phủ nhưng lại rất khó để lại dấu vết. Phần còn lại do Bohao, một quỹ đầu tư địa phương ở Hạ Môn sở hữu. Và bản thân quỹ này lại có mối liên hệ với San’an.

Hồ sơ tài chính cũng cho thấy vào cuối năm 2014, San’an nợ Bohao 300 triệu nhân dân tệ, tương đương 45 triệu USD. Năm sau đó, một hồ sơ khác lại cho thấy Bohao nợ ngược lại San’an 240 triệu tệ mà không hề có bất cứ giải thích nào về dòng vốn của quỹ. Điều này cho thấy có vẻ Bohao đã cấp tiền cho San’an.

Điều này làm dấy lên những nghi ngờ về tính độc lập riêng rẽ của các công ty Trung Quốc trong việc mua lại các công ty công nghệ toàn cầu, nhất là khi họ lại được tiếp tay từ chính chương trình của chính phủ. Trước đây, chính phủ Trung Quốc chỉ đầu tư thông qua các tập đoàn nhà nước nổi tiếng. Nhưng giờ đây, quỹ đầu tư đó đã được phân bổ về các quỹ địa phương và cho phép họ tiếp tục đầu tư thông qua các công ty nhỏ hơn như Bohao, San’an.

Bộ Kinh tế Đức từ chối bình luận về thương vụ Aixtron. Fujian Grand Chip, Bohao và Mr.Liu cũng từ chối bình luận. Chỉ có Aixtron ra một thông cáo nói San’an đã hủy bỏ đơn hàng do những yêu cầu đặc thù về chuyên môn đã không được đáp ứng”.

Ngành công nghệ trở thành mục tiêu

Những thương vụ kiểu như Aixtron đã được Trung Quốc thực hiện từ nhiều năm trước. Các công ty Trung Quốc với nguồn vốn lớn thường được chào đón ở châu Âu. Họ đã góp vốn vào các công ty châu Âu như nhà sản xuất xe hơi Volvo của Thụy Điển, hãng sản xuất lốp xe Pirellicủa Ý, công ty quản lý và điều hành resort Club Med của Pháp và cảng Piraeus của Hy Lạp. Tuy nhiên, những thương vụ trong vòng 2 năm nay với số đầu tư lên đến mức kỷ lục 20 tỉ euro thì mới chỉ bắt đầu và nhắm vào các công ty công nghệ then chốt, có thương hiệu.

Nỗi lo lớn nhất ở Đức là những công ty công nghệ như Aixtron, công ty sản xuất robot Kuka đều đã về tay Trung Quốc trong năm nay, đưa Đức trở thành quốc gia nhận đầu tư lớn nhất của Trung Quốc tại châu Âu.

Tại Mỹ, một số thương vụ Trung Quốc mua lại các công ty sản xuất con chip vẫn chưa hoàn tất do lo ngại của cơ quan quản lý. Nhưng luật pháp châu Âu thì không tạo điều kiện để các nhà quản lý ngăn chặn các thương vụ tương tự.

Pháp lo ngại tập đoàn khách sạn Accor rơi vào tay Trung Quốc

Tổng thống Pháp Francois Hollande mới đây đã cảnh báo việc tập đoàn khách sạn Trung Quốc Jin Jiang muốn mua phần lớn cổ phần của chuỗi khách sạn Pháp Accor. Vào tháng trước, Thủ tướng Anh Theresa May cũng hoãn việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân do e ngại vấn đề an ninh khi liên quan đến Trung Quốc.

Các công ty Đức cho đến giờ vẫn trụ vững trước các đối thủ cạnh tranh về mặt chất lượng và công nghệ, nhưng họ đang e ngại các công ty Trung Quốc sẽ đuổi kịp.

“Rất nhiều người Đức đang lo lắng việc phía Trung Quốc mua lại các công ty công nghệ hàng đầu của họ. Mọi người sợ rằng nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ quan tâm đến chuyển giao công nghệ mà không giúp cho công ty phát triển”, ông Daniel Bauer, người phát ngôn của SdK, một nhóm bảo vệ các nhà đầu tư Đức phát biểu.

Kim Vân (theo The New York Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đằng sau ‘làn sóng’ mua công ty nước ngoài của nhà đầu tư Trung Quốc