Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang phải đối mặt với một làn sóng phản đối khi ông định trao quyền cho vợ ông - đệ nhất phu nhân Brigitte Macron.

Dân Pháp tức giận vì Tổng thống Macron định trao quyền cho vợ

Hà Ngọc Bách | 07/08/2017, 09:45

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang phải đối mặt với một làn sóng phản đối khi ông định trao quyền cho vợ ông - đệ nhất phu nhân Brigitte Macron.

Hơn 150.000 người đã ký một bản kiến nghị chống lại quyết định của Tổng thống Macron khi cho phép bà Brigitte Macron có văn phòng riêng, trợ lý và một khoản trợ cấp từ công quỹ để hoạt động.

Làn sóng phản đối này xảy ratrong thời điểmuy tín của Tổng thống Pháp đang giảm mạnh hơn bao giờ hết. Trong một cuộc thăm dò hồi cuối tháng trước, chỉ có 36% người dân Pháp hài lòng với người lãnh đạo mới của họ. Trong khi đó, những người tiền nhiệm của ông đều có sự ủng hộ trên 50% ở cùng thời kỳ.

Trong suốt thời giantranh cử, ông Emmanuel Macronđãhứa sẽ "làm rõ" vai trò của vợ tổng thống, bằng cáchcho đệ nhất phu nhân một vai trò chính thức và mô tả tình hình hiện naylà một kiểu "đạo đức giả của nước Pháp". "Người sống chung với bạn phải có một vai trò và được công nhận vai trò đó", ông Macron tuyên bố vào thời điểm đó.

Hiến pháp Pháp không có quy định nào về vai trò của đệ nhất phu nhân, nhưng lại cho phép họ tạo ra một vai tròcảm thấy phù hợp. Cụ thể, phu nhâncủa Tổng thống Pháp được cấp một văn phòng riêng trong điện Elysee cùngnhân viên cố vấn vànhân viên an ninh. Thù lao của những người nàysẽđược trả từ ngân sách của điện Elysee với tổng chi phí khoảng 450.000 euro một năm.

Việc tạo ra một chức danh chính thức có nghĩa là người hôn phối với tổng thống sẽ có một ngân sách riêng được công quỹ cấp. Kế hoạch này đặc biệt được chú ý ở Pháp khi ông Macron chuẩn bị siết chặt luật "đạo đức", trong đócấm các nghị sĩ thuê vợ vàcác thành viên trong gia đình làm trợ lý.

Nhà văn Thierry Paul Valette, người khởi đầu phong trào phản đối chính thức hóa vai trò củađệ nhất phu nhân nói: “Không có lý do gì để vợ của một vị nguyên thủ được công quỹ chi trả tiền. Hiện tại bà Brigitte Macron có 2 trợ lý, 2 thư ký và 2nhân viên an ninh, như vậy là đủ rồi”.

Ông Valette nói rằng nếu muốn chính thức hóa chức danh đệ nhất phu nhân thì ông Macron phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để người dân quyết định chuyện này. "Ở Pháp không ai có quyền quyết định thay cho người dân một chức danh đại diện cho họ. Và 65% người dân chống lại việc đưa ramột vị trí đặc biệt cho bà Brigitte Macron", ông Valette nói.

Hôm 4.8, nghị sĩ Daniel Fasquelle của đảng trung hữu Les Républicains nói rằng ông Macron đang phải trả giá vì sự thiếu kinh nghiệm chính trường của mình.

Hiện tại, phu quân của Thủ tướng Đức Angela Merkel làông Joachim Sauer,cũng như phu quân của Thủ tướng Anh Theresa May làông Philip John May,đều không có bất cứ chức danh chính thức hoặc vai trò nào. Còn tại Mỹ, theo điều luật năm 1978, đệ nhất phu nhân Melania Trump có một nhóm nhân viên 12 người và có một chức danh chính thức.

Ái Vi (theo The Guardian)
Bài liên quan
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dân Pháp tức giận vì Tổng thống Macron định trao quyền cho vợ