Đài thiên văn Hà Nội đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Tại đây có một kính thiên văn quang học có đường kính 0,5 mét do Công ty Marcon, một công ty nổi tiếng của Ý về cơ khí chính xác, thiết kế và chế tạo. Đài thiên văn Hà Nội dự kiến đón khách trong năm 2019.

Đài thiên văn Hà Nội dự kiến đón khách trong năm 2019

Thu Anh | 03/01/2019, 20:31

Đài thiên văn Hà Nội đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Tại đây có một kính thiên văn quang học có đường kính 0,5 mét do Công ty Marcon, một công ty nổi tiếng của Ý về cơ khí chính xác, thiết kế và chế tạo. Đài thiên văn Hà Nội dự kiến đón khách trong năm 2019.

Hệ kính này có thể giúp tìm kiếm thiên thể gần Trái đất, nghiên cứu khí quyển (bề dày, mây, mù), đo phổ vạch của các sao để thu thông tin về loại sao, tốc độ quay và độ lớn từ trường trên bề mặt sao, đo vận tốc xuyên tâm của sao chủ để tìm kiếm ngoại hành tinh.

Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, trong quần thể các công trìnhcủa Trung tâm Vũ trụ Việt Nam như Bảo tàng Vũ trụ Việt Nam, Đài Thiên văn Hà Nội, Nhà chiếu hình vũ trụ; đây là đài thiên văn lớn nhất miền Bắc với vốn đầu tư hơn 60 tỉ đồng.

PGS.TS Phạm Anh Tuấn cho biết việc xây dựng Đài thiên văn Hà Nội nhằm hướng đến việc phổ biến kiến thức khoa học cho cộng đồng, khơi dậy niềm đam mê yêu thích khoa học nói chung, niềm đam mê vũ trụ nói riêng cho các bạn trẻ. Dự kiến sau khi mở cửa, Đài thiên văn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên tham quan học tập và tìm hiểu, kết hợp nhiều phương pháp khoa học để hiểu thêm về thiên văn, vũ trụ.

Đài thiên văn gồm một nhà chiếu hình vũ trụ với khoảng 100 ghế ngồi, được thiết kế với màn hình dạng mái vòm, trình chiếu những thước phim 3D về vũ trụ sinh động, lý giải nhiều bí ấn của vũ trụ.

Những hình ảnh cũng như những thước phim sẽ được trình chiếu lên mái vòm bởi hệ thống 6 máy chiếu độ phân giải cao mang lại hiệu ứng 3D chân thực nhằm cung cấp kiến thức về thiên văn học, giải thích một số hiện tượng thiên văn như sự phân định các mùa trong năm, sự thay đổi vị trí các thiên thể trên bầu trời, các hiện tượng quen thuộc như nhật thực, nguyệt thực một cách trực quan thông qua hiệu ứng hình ảnh.

Thu Anh
Bài liên quan
Hành tinh đại dương hycean: 'Ứng viên' sáng giá cho sự sống trong vũ trụ?
Các nhà khoa học tin rằng Kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) có thể là công cụ đầu tiên phát hiện dấu hiệu sự sống ngoài Trái đất - nhưng không phải trên các hành tinh giống Trái đất, mà là trên một loại hành tinh mới mẻ có tên gọi "hycean".

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Mỹ là thị trường lớn nhất, nhưng không phải duy nhất
Thủ tướng nêu rõ, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất, đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đài thiên văn Hà Nội dự kiến đón khách trong năm 2019