Học viện Y thuộc Đại học John Hopkins (JHUSOM) thông báo đình chỉ chương trình cho nhà khoa học nước ngoài đến nghiên cứu ngắn hạn.

Đại học Mỹ dừng chương trình giao lưu khoa học vì rủi ro mất sở hữu trí tuệ

Cẩm Bình | 06/11/2018, 16:07

Học viện Y thuộc Đại học John Hopkins (JHUSOM) thông báo đình chỉ chương trình cho nhà khoa học nước ngoài đến nghiên cứu ngắn hạn.

Theo thư điện tử nội bộ mà tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) có được: “Quyết định tạm ngừng cho các nhà khoa học đăng ký nghiên cứu ngắn hạn có hiệu lực ngay lập tức, do Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) bày tỏ lo ngại với nghiên cứu y sinh và mất mát sở hữu trí tuệ”.

“Trường sẽ không nhận thêm bất kỳ nhà khoa học nào cho đến khi NIH thấy chúng tôi có thể an toàn cho phép người nước ngoài tham gia hoạt động nghiên cứu do chính phủ tài trợ”, thư điện tử viết.

Ngoài ra, bộ phận phát hiện gian lận của trường còn tìm ra một số trường hợp ngụy tạo hồ sơ tài trợ.

JHUSOM phủ nhận chuyện đình chỉ chương trình. Người phát ngôn của trường tuyên bố nội dung thư điện tử là sai, mặc dù thừa nhận đã yêu cầu các chuyên ngành rà soát lại hoạt động để đảm bảo tuân thủ đúng chính sách của NIH.

Một nghiên cứu y sinh Trung Quốc họ Trương đang làm việc tại Mỹ đánh giá: “Việc này (quyết định ngừng cho phép nhà khoa học nước ngoài đến nghiên cứu) nếu kéo dài một năm sẽ ảnh hưởng đến 1.000 nhà khoa học, chủ yếu là nhà khoa học Trung Quốc. Bảo vệ sở hữu trí tuệ là cần thiết nhưng đình chỉ hoạt động không giúp ích cho nghiên cứu khoa học vốn đòi hỏi phải có hợp tác quốc tế”.

Quyết định của JHUSOM được cho chủ yếu nhắm vào nhà khoa học Trung Quốc - Ảnh: SCMP

Nhiều cơ quan chính phủ Washington từ lâu đã nghi ngờ các chương trình tuyển mộ nhân tài khoa học của cường quốc châu Á có mục đích đánh cắp công nghệ cùng sở hữu trí tuệ Mỹ.

Nổi bật trong số này là Kế hoạch Nghìn người được giới thiệu năm 2008, thu hút được hơn 7.000 nhà nghiên cứu về Trung Quốc . Hầu hết trong số họ vẫn còn giữ được mối quan hệ với các đơn vị nước ngoài.

Từ tháng 8, NIH bắt đầu điều tra xem những người được viện này tài trợ có chia sẻ thành quả nghiên cứu cho chính phủ nước ngoài hay không?Giám đốc NIH Francis Collins gửi thư đến hơn 1.000 tổ chức yêu cầu thực hiện cuộc điều tra tương tự.

Viện Nghiên cứu chính sách chiến lược Úc (ASPI) tháng trước vừa công bố báo cáo cho biết kể từ năm 2007 đã có hơn 2.500 nhà khoa học Trung Quốc có liên hệ với quân đội nước này ra nước ngoài làm việc tại các trường đại học phương Tây. Họ công tác trong các lĩnh vực công nghệ mới nổi, mang tính chiến lược như vật lý lượng tử, xử lý tín hiệu, mật mã, công nghệ định vị hay phương tiện tự hành, cố gắng đạt được bí quyết công nghệ nhằm cải tiến công nghệ trong nước.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Ông Trump chọn tỷ phú giỏi đầu tư làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Đài CNN dẫn lời Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22.11 thông báo chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại học Mỹ dừng chương trình giao lưu khoa học vì rủi ro mất sở hữu trí tuệ