Đại gia Lê Ân bức xúc trước việc bản án hành chính phúc thẩm số 19/2015/HC-PT ngày 9.3.2015 của Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM có hiệu lực hơn một năm nhưng vẫn không được thi hành án.

Đại gia Lê Ân khiếu nại án có hiệu lực nhưng không được thi hành

Lê Thứ | 16/05/2016, 15:13

Đại gia Lê Ân bức xúc trước việc bản án hành chính phúc thẩm số 19/2015/HC-PT ngày 9.3.2015 của Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM có hiệu lực hơn một năm nhưng vẫn không được thi hành án.

Tại các phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm về việc UBND tỉnh ban hành quyết định số9729 và 522 thu hồi 20.000m2 đất (tại 141 Bình Giã, P.8, TP.Vũng Tàu), trước đóđã giao cho VCSB trừ nợ vay đầu tư làm đường Trần Phú, TP.Vũng Tàu.

UBND tỉnh cam kết bảo lãnh tài sản này bằngcác văn bản số 188 và 966A ngày 13 và 14.7.1994. Sau đó, có khối lượng đầu tư nghiệm thu trên 10 tỉ đồng.

Ngày 20.11.1995, UBND tỉnh giao 20.000m2nói trêncho VCSB trừ nợ vay làm đường Trần Phú. Tuy nhiên, sau đó UBND tỉnh lại thu hồi 20.000m2 đất này giao cho các chủ thể khác sử dụng và bị VCSB kiện.

Tòa án tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàuxét xử sơ thẩm, UBND tỉnh chống án. Tòa án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm buộc UBND tỉnh đền bằng tiền 15.125,4m2 đất thu hồi theo quyết định 9729/QĐ-UBND ngày 4.12.2002 và buộc công nhận diện tích đất còn lại 4.612,3m2 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất cho VCSB.

UBND tỉnh thua kiện, Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã hoàn trả lại cho VCSB tiền án phí đo vẽ và định giá.

Ông Lê Ân luôn bức xúc vềnhữngoan ức mình đã phảichịu đựng...

Một vịđại diện UBND tỉnh có dự các phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, nhưngđã “bịa ra” rằngTAND tỉnh không được quyền thụ lý xét xử sơ thẩm vì đã hết thời hiệu theo nghị quyết 56/2010/QH12. Tuy nhiên, Tòa án cho rằng VCSB kiện dân sự, tòa ánthụ lý sơ thẩm số 11/2012/TLST-DS ngày 7.5.2012 “tranh chấp tài sản”.

Ngày 28.6.2012, Tòa án tỉnh thụ lý chuyển vụ án hồ sơ vụ kiện hành chính nhập với vụ kiện dân sự để giải quyết theo điều 32a Bộ luật Dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011 (có quyết định tách vụ án dân sự số 128/2013/QĐST-DS ngày 28.6.2013). Như vậy, bản án số 07/2014/HCST ngày 14.8.2014 của TAND tỉnh xét xử đúng luật định.

Vị đại diện UBND tỉnh lấy những lýdo không đúng với thực tế ở các phiên tòa và không có căn cứ như trình bày nêu trên, để không thực hiện bản án hành chính phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật hơn 1 năm vàUBND tỉnh vẫn cương quyếtkhông cho thi hành.

Những ngày qua, ông Lê Ân búc xúc khiếu nại gửi đến Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàuđể giải quyết và có nêu nội dung: "Vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP-VT (VCSB) không có người bị hại bất cứ dưới hình thức nào. Vậy mà, tôibị kết tội20 năm tù về tội cố ý làm trái; tù chung thân về tội nhận một số tài sản trừ nợ vay, tử hình về tội lập ngân hàng TMCP-VT (VCSB) lừa đảo, chiếm đoạt tiền gửi của dân, tổng cộng hình phạt tử hình.

Trong khi đó, VCSB được thành lập trên cơ sở mua nợ (Trung tâm tín dụng Hội Phụ nữ đặc khu Côn Đảo-Vũng Tàu mất khả năng chi trả gần 10 tỉđồng) làm mất an ninh trật tự tại địa phương, tôiđồng ý mua nợ vàđược cấp giấy phép hoạt động 99 năm, vốn điều lệ đủ 70 tỉđồng cho phép mở chi nhánh tạiHà Nội, TP.HCM, thanh toán quốc tế…

Tôicam kết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Namcho khai trương hoạt động ngày 9.10.1991.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản cho phép Công ty Kiểm toán VACO (thuộc Bộ Tài chính) kiểm toán các năm tài chính của VCSB, đặc biệt từ ngày 31.12.1997 và ngày 31.12.1998. Kết quả, báo cáo kiểm toán số 47/VACO.KT ngày 11.8.1999kết luận: VCSB không mất cân đối, không có nợ xấu, nợ quá hạn 0,04%; dự trữ bắt buộc đúng quy định; tồn quỹ đáp ứng chi trả “tức thời” gấp đôi Nhà nước quy định. Ban kiểm toán đã trình ngay cho ông Trần Minh Tuấn - Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Namvề Báo cáo kiểm toán này".

Ông Lê Ân:Tôi kiện để đòi lại công bằng cho chính mình

Vị đại gia kể về những ngày đen tối nhất cuộc đời mình: "Tuy nhiên, sau đó ông Trần Minh Tuấn kýban hành Quyết định10/QĐ-NHNN ngày 11.8.1999 đặt VCSB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, đích thân ông Tuấn cầm quyết định này vào Vũng Tàu cùng ngày 11.8.1999 ở tại nhà nghỉ của Ngân hàng Nhà nước,đến sáng hôm sau,ngày 12.8.1999 (thứ năm) cách chức ông Thủy- Giám đốc Ngân hàng Nhà nướctỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Chiều cùng ngày 12.8.1999, Hội đồng Quản trị VCSB xin gặp ông Tuấnđể trình bày về kết quả kiểm toán đã ban hành ngày 11.8.1999, và quy chế kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nướccó mục quy định: Tổ chức ngân hàng cổ phần mất cân đối nợ xấu và mất khả năng chi trả 3 ngày liên tục mà không tái tục được thì mới bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt (VCSB không vi phạm các quy định này)nhưng ông Tuấn từ chối không tiếp Hội đồng Quản trịVCSB. Và ngày 13.8.1999 (thứ sáu), ông Trần Minh Tuấn đến trụ sở VCSB cách chức tôi,Lê Ân - Chủ tịch Hội đồng Quản trịVCSB và đặt VCSB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt dùVCSB hoàn toàn không có vi phạm bất cứ điều gì theoquyết định số 10/QĐ ngày 11.8.1999 của Ngân hàng Nhà nước.

Vụ việc được giao cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can Lê Ân do chỉ đạo thu trái phiếu kho bạc đến hạn 55 tỉđồng ở Vũng Tàu, thu hồi nợ các khế ước vay đến hạn trả nợ và tồn quỹ tiền mặt, tổng cộng gần 100 tỉđồng giao cho Ban kiểm soát đặt biệt nhận, đáp ứng chi trả tiền gửi của dân theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và UBND tỉnh".

Ông Lê Ân và 6 thành viên khác bị bắt phục đểvụ điều tra. Tiếp đến, Chính phủ chỉ đạo các tài sản VCSB hình thành bằng vốn điều lệ, thu trừ nợ vay trong đó có 20.000m2 đất tại 141 Bình Giãgiao cho VietcombankVũng Tàu để Chính phủ chỉ đạo khi khách hàng rút tiền gửi trước hạn sẽ cho VCSB vay 97,5 tỉ đồng trả hết tiền gửi của dân tại VCSB. VCSB không có vốn nhà nước tham gia bất cứ dưới hình thức nào. Khách hàng gửi tiền, vay tiền và tập thể cổ đông VCSB không có ai khiếu nại VCSB dưới bất cứ hình thức gì.

Vậy mà, sau 16 tháng kết luận điều tra, không biết Viện Kiểm sát nhân dân tối caodựa vào đâu mà ban hành bản cáo trạng số 08 ngày 28.5.2001 đề nghịkết ánông Lê Ân 20 năm tù về tội cố ý làm trái, tù chung thân về tội nhận tài sản trừ nợ vay, tử hình về tội lập ngân hàng TMCP-VT (VCSB) huy động vốn lừa đảo chiếm đoạt. Tổng cộng hình phạt tử hình.

Ông Lê Ân có đơn kêu oan gửi Chính phủ, Quốc hội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối caoxin giám đốc thẩm bản án 1366/PTHS ngày 6.8.2003 kết tội Lê Ân cực kỳ oan sai mà trên 15 năm nay vẫn chưa được giải quyết, dẫn đến tài sản của VCSB bị UBND tỉnh thu hồi giao cho chủ thể khác sử dụng. Ông Lê Ân kiện các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật nhưngUBND tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh vẫn không thi hành. Ông Lê Ân làm đơn khiếu nại nêu trên gửi đến Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghịxem xét giải quyết.

Ngày 19.4.2016, Tỉnh ủy chuyển đơn khiếu nại của Lê Ân đến Ban Nội chính Tỉnh ủy, với yêu cầu: Cho thi hành bản án hành chính phúc thẩm số 19/2015/HC-PT ngày 9.3.2015 của Tòa án nhân dân tối cao.Ban Nội chính Tỉnh ủy nghiên cứu tham mưu giải quyết.

Lê Thứ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại gia Lê Ân khiếu nại án có hiệu lực nhưng không được thi hành