Những người được tiêm đủ hai liều Sputnik V không lây lan coronavirus ngay cả khi nhiễm bệnh.

Đã tiêm đủ 2 liều vắc xin Sputnik V dù mắc COVID-19 cũng không lây cho người khác

Nhân Hoàng | 27/05/2021, 20:35

Những người được tiêm đủ hai liều Sputnik V không lây lan coronavirus ngay cả khi nhiễm bệnh.

Những người được tiêm cả hai liều vắc xin Sputnik V (Nga) sẽ không lây lan coronavirus cho người khác ngay cả khi mắc COVID-19, theo người đứng đầu phòng thí nghiệm cơ chế biến đổi quần thể vi sinh vật gây bệnh thuộc Trung tâm nghiên cứu Gamaleya - nơi phát triển vắc xin này.

"Những người được tiêm cả hai liều vắc xin Sputnik V có nguy cơ mắc bệnh dạng trung bình hoặc nặng thấp hơn 14 lần nếu họ nhiễm bệnh. Trong trường hợp này, những người được tiêm chủng không lây lan coronavirus và do đó không gây nguy hiểm cho người khác", trưởng phòng thí nghiệm Vladimir Guschin giải thích tại một đại hội chăm sóc sức khỏe.

Sputnik V của Nga đã được phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp ở 66 quốc gia với tổng số người hơn 3,2 tỉ.

Hiệu quả của Sputnik V là 97,6%, dựa trên phân tích dữ liệu mới nhất từ ​​3,8 triệu người Nga đã tiêm phòng.

tiem-du-2-lieu-vac-xin-sputnik-v-du-mac-covid-19-cung-khong-lay-cho-nguoi-khac.jpg
Người được tiêm đủ 2 liều Sputnik V sẽ không lây bệnh cho ai khác

Đến nay Nga ghi nhận tổng cộng 5.035.207 ca mắc COVID-19 với  120.002 người chết và 4.651.849 trường hợp khỏi bệnh. Số ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua ở Nga là 9.039.

Hôm 26.5, chính phủ Slovakia đã phê duyệt việc sử dụng vắc xin Sputnik V và trở thành quốc gia EU thứ 2 sau Hungary triển khai tiêm vắc xin này. Các mũi đầu tiên sẽ được thực hiện bắt đầu từ 7.6 tới.

Sự chấp thuận này là dấu hiệu tích cựcvới Sputnik V khi trước đó Brazil đã từ chối phê duyệt loại vắc xin này với lý do không tìm thấy tài liệu đầy đủ và cho rằng Nga đã cung cấp những liều vắc xin khác với loại mang đến cho khách hàng khác hoặc Cơ quan Dược phẩm châu Âu.

Dù quyết định đã được Nội các Slovakia thông qua nhưng việc cấp phép sử dụng Sputnik V là miễn cưỡng. Lý do vì khi công bố quyết định, Bộ trưởng Y tế Slovakia - Vladimir Lengvarsky nói sẽ không tiêm Sputnik V và cũng sẽ không giới thiệu cho người khác.

Ông nhấn mạnh rằng việc chấp thuận của Nội các cũng được chỉ áp dụng với 200.000 liều Sputnik V đã được giao và các lô bổ sung sẽ chỉ được mua theo các quy tắc của châu Âu, sau khi được sự chấp thuận của Cơ quan Dược phẩm châu Âu.

Đến nay khoảng 30% dân số Slovakia đã nhận được ít nhất liều đầu tiên của vắc xin COVID-19 như Pfizer (Mỹ) - BioNTech (Đức) và Moderna (Mỹ).

Vào tháng 8.2020, Nga đã phê duyệt Sputnik V và trở thành nước đầu tiên trên thế giới đăng ký vắc xin ngừa COVID-19, trước khi hoàn tất các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn, khiến nhiều chuyên gia lo lắng. Song, các đánh giá sau đó phần lớn là tích cực, với kết quả trên tạp chí y khoa hàng đầu The Lancet cho thấy Sputnik V an toàn và hiệu quả hơn 90%.

Ngày 20.2.2021, Thủ tướng Mikhail Mishustin cho biết Nga phê duyệt vắc xin ngừa COVID-19 thứ 3 trong nước có tên Covi-Vac, do Trung tâm Chumakov thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga sản xuất. Qua đó, Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có 3 loại vắc xin COVID-19.

Trước đó, Nga đã phê duyệt 2 loại vắc xin COVID-19: Sputnik V (Viện Gamaleya ở Moscow phát triển) và EpiVacCorona (Trung tâm Vector phát triển) cũng theo cách tương tự là cấp phép trước khi có kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối.

Ngày 28.3, hãng thông tấn Interfax đưa tin Tổng thống Vladimir Putin cho biết ông đã gặp phải các phản ứng phụ nhỏ từ vắc xin coronavirus sau khi tiêm mũi đầu tiên vào hôm 17.3.

Tôi thức dậy vào sáng hôm sau sau khi tiêm phòng và dường như tôi cảm thấy đau nhẹ ở các cơ. Tôi đã lấy nhiệt kế đo. Thân nhiệt của tôi vẫn bình thường”, ông Putin nói với kênh truyền hình Rossiya 1.

Năm nay 68 tuổi, Putin tiết lộ ông cũng có cảm giác khó chịu ở chỗ tiêm.

Tổng thống Nga không tiết lộ đã tiêm loại nào trong số ba loại vắc xin của Nga, nói rằng chỉ bác sĩ đã tiêm cho ông biết điều đó.

Ông Putin nói rằng cả ba loại vắc xin của Nga (Sputnik V, EpiVacCorona và CoviVac) gần như tương đương nhau. Trong đó nổi tiếng nhất và được phổ biến rộng rãi nhất trong số đó là Sputnik V.

Gần 2/3 người Nga không sẵn sàng tiêm vắc xin Sputnik V, theo nhà thăm dò độc lập của Trung tâm Levada từ ngày 1.3, với hầu hết những người được hỏi đều cho rằng nguyên nhân chính là do tác dụng phụ.

Bài liên quan
Israel, Qatar, Malta dần thoát COVID-19 nhờ tiêm vắc xin Pfizer, Chile dùng vắc xin Trung Quốc vẫn bùng dịch
Sự bùng phát COVID-19 sẽ bắt đầu giảm dần ở những nước mà phần lớn dân số được tiêm vắc xin. Thế nhưng, điều đó không xảy ra ở mọi nơi.

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đã tiêm đủ 2 liều vắc xin Sputnik V dù mắc COVID-19 cũng không lây cho người khác