Bốn lãnh đạo và chuyên gia của Tổng thầu Trung Quốc thực hiện dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đã hết thời gian cách ly 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế và trở lại làm việc.

Đã hết cách ly lãnh đạo Tổng thầu Trung Quốc của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

14/03/2020, 22:46

Bốn lãnh đạo và chuyên gia của Tổng thầu Trung Quốc thực hiện dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đã hết thời gian cách ly 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế và trở lại làm việc.

Ảnh từ Dân Trí

Đã bắt đầu trở lại làm việc

Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GT-VT): Khi quay trở lại Việt Nam từ cuối tháng 2.2020, bốn nhân sự người Trung Quốc không có biểu hiện hay triệu chứng nhiễm Covid-19 nhưng vẫn phải cách ly tập trung 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế.

Trong đó, thời gian cách ly đối với ông Đường Hồng - Giám đốc dự án đã kết thúc từ ngày 9.3, các lãnh đạo và chuyên gia còn lại cũng đã qua 14 ngày cách ly. Hiện tình hình sức khỏe của các nhân sự này đều ổn định.

Lãnh đạo Ban Quản lý dự án Đường sắt còn cho hay, phía Tổng thầu Trung Quốc đã bắt đầu trở lại làm việc, nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp nên hầu hết làm việc online, hạn hữu có những công việc quan trọng thì mới cần gặp gỡ trực tiếp để trao đổi.

Cũng theo lãnh đạo này, dự án có tổng số có hơn 100 chuyên gia, nhân sự của Tổng thầu EPC Trung Quốc làm việc tại dự án nhưng đến ngày 14.3 mới có 4 nhân sự quay trở lại Việt Nam.

Theo quy định, chỉ những người có hộ chiếu công vụ mới được nhập cảnh vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trong khi đó hầu hết nhân sự Trung Quốc đều là hộ chiếu phổ thông.

Trước đây, Tổng thầu Trung Quốc dự kiến tháng 2.2020 bắt đầu vận hành thử toàn hệ thống nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên vẫn chưa xác định được thời điểm cụ thể trở lại để tiếp tục công việc.

Tiến độ dự án đang đến đâu?

Hiện liên danh tư vấn quốc tế Apave-Certifer-Tricc của Pháp vẫn trong quá trình đánh giá để cấp chứng nhận độc lập về an toàn hệ thống.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang được nghiệm thu thành phần ở các hạng mục xây dựng, thiết bị, nhưng chủ yếu các hạng mục, chi tiết nhỏ. Các hạng mục đoàn tàu đang chờ được cấp chứng nhận đăng kiểm chính thức để được nghiệm thu.

Nhiều hạng mục công trình đủ điều kiện báo cáo Hội đồng nghiệm thu cơ sở xem xét như: công trình cầu cạn khu gian (khu gian và tuyến ra vào depot), đường ray. Bên cạnh đó, dự án đã xây dựng đề cương vận hành thử toàn bộ hệ thống để phục vụ đánh giá an toàn, nghiệm thu.

Dự án có 13 báo cáo đánh giá chuyên ngành được thực hiện bởi liên danh tư vấn Apave-Certifer-Tricc, trong đó có 12/13 báo cáo đã được tư vấn đánh giá và phát hành.

Thời gian tới, tư vấn đánh giá an toàn độc lập dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục phối hợp với Tổng thầu, các đơn vị liên quan kiểm tra thực tế hệ thống dự án trong quá trình vận hành thử liên động để làm cơ sở đánh giá. Trường hợp thiết bị không đáp ứng yêu cầu, không đảm bảo an toàn sẽ được tư vấn yêu cầu thay thế, khắc phục.

Chưa hết, trước khi được đưa vào vận hành chính thức, dự án phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp chứng nhận an toàn hệ thống đường sắt, trên cơ sở thẩm định hồ sơ từ đơn vị tư vấn đánh giá và cấp chứng nhận an toàn cho hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Dự án bắt đầu được thực hiện từ tháng 10.2011, tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỉ đồng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30.5.2008 giữa 2 chính phủ Việt Nam - Trung Quốc.

Tổng thầu EPC là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc và tư vấn giám sát thi công là Công ty TNHH GSXD Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.

Ngành đường sắt Việt chính thức quản vận tải qua mạng, điều phương tiện online

Sau một thời gian thử nghiệm, hoàn thiện hệ thống, ngành đường sắt vừa chính thức triển khai áp dụng phần mềm Hệ thống quản trị vận tải hàng hóa trên các tuyến đường sắt quốc gia.

Phần mềm này được xây dựng để triển khai công tác quản trị qua mạng trong quản lý vận dụng đầu máy, toa xe, quản lý vận tải hàng hóa và công tác điều hành chạy tàu.

Các tác nghiệp ghi chép và trao đổi thông tin bằng điện thoại giữa các bộ phận liên quan trong công tác điều hành tổ chức chạy tàu và sản xuất kinh doanh vận tải được thay thế bằng việc nhập dữ liệu và trao đổi thông tin trên hệ thống.

Các dữ liệu được ghi nhận trên hệ thống có tác dụng làm bằng chứng như các mẫu giấy tờ ghi chép trên giấy trong quy trình tác nghiệp thủ công.

Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nhận định, hệ thống này số hóa được toàn bộ quá trình vận tải, bao gồm chuẩn hóa các mẫu biểu báo cáo, thống kê, giúp người điều hành quản trị tốt hơn; giúp giảm chi phí, giảm lao động thủ công.

Hệ thống còn hiển thị chi tiết trạng thái tức thời của đoàn tàu, của toa xe trên toàn mạng lưới đường sắt Việt Nam; thống kê lịch sử vị trí, lịch sử di chuyển của toa xe trong mọi thời điểm trong quá khứ và dự kiến 24 giờ tiếp theo.

Theo báo Giao Thông

Châu Như Quỳnh/Dân Trí

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đã hết cách ly lãnh đạo Tổng thầu Trung Quốc của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông