Cuốn sách ‘Cung đàn số phận - hồi ký Lộc Vàng', nhân vật trung tâm của vụ án âm nhạc ở miền Bắc khi đất nước còn bị chia cắt và sau đó lãnh 8 năm tù vì tội hát 'nhạc vàng' đã bị ngừng phát hành để thẩm định lại nội dung.

‘Cung đàn số phận’ của ông Lộc Vàng bị tạm dừng phát hành

Tiểu Vũ | 13/02/2018, 14:01

Cuốn sách ‘Cung đàn số phận - hồi ký Lộc Vàng', nhân vật trung tâm của vụ án âm nhạc ở miền Bắc khi đất nước còn bị chia cắt và sau đó lãnh 8 năm tù vì tội hát 'nhạc vàng' đã bị ngừng phát hành để thẩm định lại nội dung.

Vừa phát hành chưa đầy một tháng, cuốnsách Cung đàn số phận - Hồi ký Lộc Vàng đã bị tạm ngừngphát hànhtheo công văn số 15/NXBHNV của NXB Hội Nhà văn do ông Nguyễn Quang Thiều, Giám đốc ký ngày5.2.2018.

Việc buộcAlphabooks (đơn vị phát hành)tạm dừng phát hành cuốn sách để tiến hành thẩm định nội dung được NXB Hội Nhà văn cho biết là dựa theo tinh thần của công văn số 03/CXBIPH-QLXB, ngày 31.1.2018, của Cục Xuất bản In và Phát hành, do ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng kí.

Công văn nàyyêu cầu NXB Hội Nhà văn và đơn vị liên kếtAlphaboos phải xemxét lại tính xác thực của"một số chi tiết, sự kiện trong cuốn sách Cung đàn số phận của tác giả Kỳ Duyên - Kim Dung do Công ty Alpha Books liên kết phát hành".

Công văn của NXB Hội Nhà văncũng nêu rõ: "Trong thời gian chờ kết quả thẩm định, chúng tôi sẽ không quảng cáo, phổ biến cuốn sách Cung đàn số phậndưới bất kỳ hình thức nào".

Công văn của NXB Hội Nhà văn gửi cho Alphabooks về việc tạm dừng phát hành cuốn sách "Cung đàn số phận"

Như Một Thế Giới đã đưa tin trước đó, vào tháng 2.2018 Alphabooks đã phát hành cuốn sách Cung đàn số phận – Hồi ký Lộc Vàngdo tác giả Kim Dung – Kỳ Duyên chắp bút. Cuốn sách kể về cuộc đời của danh ca Lộc Vàng qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Từ giai đoạn tuổi trẻ đam mê ca hát, đến những năm tháng trong lao tù và hành trình sau khi ra tù với đam mê dòng nhạc vàng, khát khao khôi phục, duy trì dòng nhạc trữ tình tiền chiến. Cuốn hồi ký của ông Lộc Vàng có độ dày200 trang. Sách củaông dường như không muốn nói về tấn bi kịch đầy trái ngang, mà đậm đặc trong đó là nỗi niềm và tình yêu của ông với âm nhạc và với người vợ của mình.

Nhân vật chính trong cuốn sách là ông Lộc Vàng với tên thật là Nguyễn Văn Lộc, sinh năm 1945 tại Hà Nội. Vì quá đam mê dòng nhạc tiền chiến (từng bị đánh đồng là nhạc vàng) nên tên của ông được người hâm mộ gắn thêm chữ “Vàng” sau tên Lộc, cũng từ đó Lộc Vàng trở thành nghệ danh của ông.

Nghệ sĩ Lộc Vàng trong một buổi trò chuyện với PV báo diện tửMột Thế Giớivào năm 2017 tại TP.HCM

Vào những thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước tại miền Bắc, ai hát nhạc tiền chiến đều bị quy cho là hát “nhạc vàng”. Tuy nhiên, vì quá say mê nên nghệ sĩ Lộc Vàng và nhóm bạn của mình vẫn thường xuyên lén lút hát trong nhà. Chuyện ca hát của ông cùng nhóm bạn cuối cùng cũng đã lọt đến tai công an nên ngày 27.3.1968, ông cùng nhóm bạn bị bắt giam vào nhà tù Hỏa Lò, sau đó bị kết án với tội danh “truyền bá văn hóa đồi trụy”.

BáoHà Nội Mớingày 12.1.1971 trích bản luận tội: “Khi đi biểu diễn nhạc kiếm tiền ở những đám cưới, các cuộc liên hoan, chúng tìm cách đánh xen kẽ những bản nhạc vàng để truyền bá và thăm dò thị hiếu của lứa tuổi thanh niên. Chúng phân chia nhau đi tìm mua đĩa hát loại nhạc vàng lọt vào được, đi sưu tầm các bài hát và nhạc vàng, ghi chép các bản nhạc giật, nhạc tâm lý chiến của đài Mỹ và đài Sài Gòn. Chúng dùng các bản nhạc này để luyện cho nhau những giọng hát, tiếng đàn thật là bi quan, sầu thảm, lả lướt, lãng mạn để đi truyền bá, lôi kéo thanh niên…”.

Ông Phan Thắng Toán bị 15 năm tù và chịu 5 năm quản chế; ông Nguyễn Văn Đắc 12 năm tù và 5 năm quản chế; ông Nguyễn Văn Lộc (Lộc Vàng) bị 10 năm tù giam và 4 năm bị tước quyền công dân (năm 1973, nhân ký hiệp định Paris được giảm án còn 8 năm tù, 4 năm quản chế).

Tiểu Vũ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Cung đàn số phận’ của ông Lộc Vàng bị tạm dừng phát hành