Theo WHO, chỉ còn một dòng biến thể vi rút B.1.617 (B.1.617.2) là đáng lo ngại vì lây lan nhanh và mức độ gây tử vong cao.

COVID-19: Phiên bản nguy hiểm của biến thể Ấn Độ lây lan nhanh, gây tử vong cao

Đan Thuỳ | 02/06/2021, 12:30

Theo WHO, chỉ còn một dòng biến thể vi rút B.1.617 (B.1.617.2) là đáng lo ngại vì lây lan nhanh và mức độ gây tử vong cao.

Ngày 1.6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết các biến thể nguy hiểm từ B.1.617 ở Ấn Độ từng đột biến thành 3 dòng vi rút khác, hiện nay chỉ còn một dòng là “đáng lo ngại”, trong khi mức độ nguy hiểm của 2 dòng còn lại đã giảm sút.

“Nguy cơ về sức khỏe cộng đồng liên quan đến B.1.617.2 lớn hơn, còn tỷ lệ lây truyền từ các dòng khác đã giảm sút”, báo cáo hằng tuần về đại dịch của WHO khẳng định.

Trước đó, dòng biến thể B.1.617.2 cùng hai dòng khác là ba chủng đột biến của B.1.617 được WHO khuyến cáo là nguy hiểm hơn so với phiên bản gốc, chúng có khả năng lây lan nhanh, mức độ gây tử vong cao, đồng thời có thể vượt qua một số loại vắc xin COVID-19.

bien-chung-an-do_spwq_thumb.jpg
Biến thể B.1.617.2 lây lan nhanh, mức độ gây tử vong cao - Ảnh: Internet

“Các nghiên cứu sâu hơn về tác động của biến thể B.1.617.2 vẫn là ưu tiên hàng đầu của WHO”, cơ quan của Liên Hợp Quốc khẳng định, “quan sát cho thấy khả năng lây truyền của biến thể mới gia tăng đáng kể và ngày càng nhiều quốc gia công bố dịch bệnh bùng phát có liên quan đến biến thể này”.

Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19, cho biết hôm 1.6: "B.1.617.2 đã tăng khả năng lây nhiễm, do đó nó có thể lan trong cộng đồng dễ dàng hơn".

Trên thực tế, biến thể COVID-19 mới được Bộ Y tế Việt Nam công bố hôm 29.5 dường như cũng là một biến thể của B.1.617. “Theo những gì chúng tôi hiểu, biến thể được phát hiện ở Việt Nam là biến thể B.1.617.2 và có thể có thêm 1 đột biến, tuy nhiên chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin ngay khi có thể”, bà Maria Van Kerkhove cho hay.

Theo chuyên san The Conversation, vi rút luôn luôn biến đổi do sai sót đôi khi xảy ra khi sao chép vật liệu di truyền, làm chính trở nên yếu hơn, mạnh hơn hoặc không ảnh hưởng đáng kể. Điều đáng sợ nhất là biến thể giúp chúng vượt hàng rào miễn dịch, khiến người tiêm vắc xin đầy đủ vẫn có thể mắc bệnh. Giới khoa học xếp các biến thể theo cấp độ đáng quan tâm, đáng lo ngại hoặc gây hậu quả lớn.

Cho tới nay, chưa có biến thể COVID-19 nào thuộc diện gây hậu quả lớn. Tuy nhiên, theo WHO đến nay có ít nhất 4 biến thể thuộc nhóm đáng lo ngại, gồm biến thể xuất hiện tại Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ.

146150587_10158177912478789_3322-1621829136909.jpg

Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy kháng thể bị giảm khả năng vô hiệu hóa cơ chế lây nhiễm của COVID-19, nhưng dữ liệu thực tế chứng minh rằng đến nay các biến thể gây lo ngại vẫn chưa tác động đáng kể đến tính hiệu quả của vắc xin.

Theo Nhóm nghiên cứu quốc gia về vắc xin COVID-19 của Qatar, vắc xin của Pfizer/BioNTech có hiệu quả 90% đối với biến thể tại Anh và 75% đối với biến thể tại Nam Phi. Còn vắc xin của AstraZeneca có hiệu quả 75% đối với biến thể tại Anh.

Nghiên cứu của Tổ chức Y tế công cộng Anh cũng cho thấy vắc xin của Pfizer/BioNTech đạt hiệu quả phòng bệnh đến 88%, còn vắc xin của AstraZeneca đạt mức độ bảo vệ 60% đối với biến thể tại Ấn Độ. Tỷ lệ của AstraZeneca thấp hơn có thể do việc triển khai liều thứ 2 chậm hơn so với vắc xin của Pfizer/BioNTech.

vaccine_covid19_pfizer.jpg

Đối với vắc xin Sputnik V của Nga, chuyên trang Farmiweb dẫn 2 nghiên cứu tại Argentina của Viện Vi rút học tại Đại học quốc gia Cordoba và chính quyền tỉnh Cordoba khẳng định tính hiệu quả của vắc xin này đối với biến thể tại Brazil, với 99,64% người được tiêm có kháng thể 42 ngày sau khi tiêm đủ 2 liều.

anh_minh_hoa_1615878505544-1616488893304.jpg

Bên cạnh đó, ngày 1.6 WHO cũng đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc xin COVID-19 do hãng dược Trung Quốc Sinovac phát triển.

Trong tuyên bố, hội đồng chuyên gia độc lập của WHO khuyến nghị tiêm vắc xin Sinovac cho người trưởng thành trên 18 tuổi, và bắt đầu tiêm liều thứ hai sau 2-4 tuần. Không có giới hạn độ tuổi tiêm loại vắc xin này bởi dữ liệu cho thấy vắc xin có khả năng bảo vệ người lớn tuổi.

thumbs_b_c_176d97127ce3c1974396e1f058b72c31.jpg

Đây là loại vắc xin thứ 2 của Trung Quốc được WHO đồng ý đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp sau vắc xin Sinopharm phê duyệt vào đầu tháng 5.

Tờ Hoàn Cầu thời báo hôm 1.6 cũng đưa tin các vắc xin COVID-19 của Trung Quốc vẫn có hiệu quả đối với các biến thể mới, dù mức độ lây lan COVID-19 nhanh hơn.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
COVID-19: Phiên bản nguy hiểm của biến thể Ấn Độ lây lan nhanh, gây tử vong cao