Dự án được ước tính với tổng mức đầu tư giai đoạn đầu khoảng 5 triệu USD. Sản phẩm kẽm sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản và Trung Quốc.

Công ty Trung Quốc xin làm nhà máy kẽm ở khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô

tuyetnhung | 21/10/2016, 17:52

Dự án được ước tính với tổng mức đầu tư giai đoạn đầu khoảng 5 triệu USD. Sản phẩm kẽm sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản và Trung Quốc.

          

Theo thông tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, ngày 19.10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã có buổi làm việc với bà Lu Xin Xin, Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp Fuda Bắc Kinh (Trung Quốc) đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh này.

Tại buổi tiếp, bà Lu Xin Xin cho biết công ty Fuda Bắc Kinh muốn đầu tư nhà máy sản xuất kẽm tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Dự án được ước tính có tổng mức đầu tư giai đoạn đầu khoảng 5 triệu USD. Sau khi đi vào hoạt động, kẽm sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản và Trung Quốc.

Phản hồi trước đề xuất này của bà Lu Xin Xin, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành chức năng cung cấp các thông tin về thủ tục đầu tư và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, tạo điều kiện để công ty triển khai các bước tiếp theo.

Tại Việt Nam, hoạt động sản xuất kẽm từ trước đến nay luôn làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Minh chứng rõ nhất cho điều này là vào năm 2014, Nhà máy kẽm điện phân thuộc Công ty TNHH một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên hằng ngày đã thải ra môi trường những hóa chất cực độc khiến cư dân quanh nhà máy phải sống trong môi trường ô nhiễm độc hại nghiêm trọng, thậm chí những chất độc này đã được cảnh báo có thể gây chết người. Trước thực trạng ấy, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã có văn bản đề nghị nhà máy phải dừng sản xuất, nhưng đề nghị đó đã bị phớt lờ. Kết quả là nhiều người dân trong khu vực lâm bệnh và cây cối xung quanh chết khô.

Không những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, các dự án nhà máy sản xuất kẽm còn gây ô nhiễm nghiêm trọng về môi trường xung quanh, đặc biệt là nguồn nước.

Trong khi đó, vịnh biển Lăng Cô được bình chọn là một trong 10 vịnh biển đẹp nhất thế giới, có nhiều tiềm năng về du lịch. Hiện Khu du lịch Lăng Cô kết nối cùng Cảnh Dương (tỉnh Quảng Bình) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là một trong 4 khu du lịch quốc gia nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng chú trọng việc quy hoạch phát triển để Lăng Cô trở thành đô thị phát triển dịch vụ du lịch biển năng động phía nam của tỉnh.

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô được thành lập theo quyết định năm 2006 của Thủ tướng với diện tích 27.108 ha, nằm trên ranh giới thị trấn Lăng Cô và các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh. Đến cuối năm 2015, khu kinh tế đã có 39 dự án được cấp phép và còn hiệu lực đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 39.000 tỉ đồng.

Vào hồi tháng 10.2013, tỉnh Thừa Thiên-Huế từng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty cổ phần Thế Diệu xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế tại khu vực cửa Khẻm, đèo Hải Vân, thuộc khu kinh tế này. Tuy nhiên sau đó, cơ quan quản lý nhận thấy vị trí xây dựng ảnh hưởng đến an ninh - quốc phòng, môi trường nên dự án phải dừng triển khai.

Tuyết Nhung

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công ty Trung Quốc xin làm nhà máy kẽm ở khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô