Theo báo cáo của Chính phủ, từ đầu năm 2016 đến nay đã có 11 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xem xét, xử lý trách nhiệm. Trong đó, 6 người bị xử lý kỷ luật với các hình thức cách chức, khiển trách, cảnh cáo và 5 người đang được xem xét để có các hình thức xử lý.

11 lãnh đạo bị xem xét, xử lý vì để xảy ra tham nhũng

Duyên Duyên | 21/10/2016, 11:40

Theo báo cáo của Chính phủ, từ đầu năm 2016 đến nay đã có 11 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xem xét, xử lý trách nhiệm. Trong đó, 6 người bị xử lý kỷ luật với các hình thức cách chức, khiển trách, cảnh cáo và 5 người đang được xem xét để có các hình thức xử lý.

4/11 lãnh đạo thuộc Bộ Tài chính bị xem xét, xử lý vì để xảy ra tham nhũng

Theo báo cáo Công tác phòng chống tham nhũng năm 2016 của Chính phủ gửi đến Quốc hội khóa IV, trong năm 2016, các cơ quan nhà nước đã thực hiện giải trình 17/17 yêu cầu liên quan đến tham nhũng.

Trong đó, 10 người đã bị tạm đình chỉ công tác, tạm chuyển vị trí công tác khác do vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng.

Đáng lưu ý, trong 10 người này thì có 4 người thuộc Bộ Tài chính, 3 người ở tỉnh Sơn La, 2 người ở tỉnh Quảng Nam và 1 người ở Gia Lai.

Mặt khác, có 11 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xem xét, xử lý trách nhiệm.

Trong đó, 6 người bị xử lý kỷ luật với các hình thức cách chức, khiển trách, cảnh cáo và 5 người đang được xem xét để có các hình thức xử lý.

Trong 11 lãnh đạo bị xem xét, xử lý trách nhiệm thì Bộ Tài chính có 4 người, tỉnh Quảng Ngãi có 2 người, Tây Ninh có 2 người, TP HCM có 1 người và Thừa Thiên Huế có 1 người.

Theo đánh giá của Chính phủ, số người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng còn ít so với số vụ việc tham nhũng được phát hiện.

"Nguyên nhân là còn có sự bao che, thiếu kiên quyết, nể nang, né tránh trong xử lý. Mặt khác, biện pháp phòng ngừa này trong nhiều trường hợp lại đặt người đứng đầu vào tình huống xung đột lợi ích.

Nếu tích cực kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ, thì có thể phải đối mặt với việc bị xử lý trách nhiệm hoặc ảnh hưởng đến uy tín, thành tích của bản thân và đơn vị", báo cáo nhấn mạnh.

Hầu hết bản kê khai tài sản, thu nhập chưa được xác minh, kiểm chứng

Đối với công tác minh bạch tài sản và thu nhập, báo cáo của Chính phủ cho thấy, số người đã hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2015 là hơn 1 triệu người, đạt tỷ lệ 99,1% so với số người phải kê khai.

Trong đó, số bản kê khai đã công khai là 993.127 bản, đạt tỷ lệ 98,9%. Có 414 người thuộc diện kê khai được xác minh tài sản, thu nhập.

Việc xác minh chủ yếu phục vụ cho công tác cán bộ, bổ nhiệm, chỉ một số ít được yêu cầu xác minh là do trong quá trình công khai có phản ánh về việc kê khai tài sản không trung thực. Qua việc xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan có thẩm quyền chưa phát hiện trường hợp vi phạm.

Chính phủ đánh giá, việc kê khai tài sản, thu nhập còn nặng về hình thức; hầu hết các bản kê khai chưa được kiểm tra, xác minh, kiểm chứng; chưa giúp cho các cơ quan chức năng kiểm soát được những biến động về tài sản của người có chức vụ, quyền hạn.

Nhiều cơ quan, đơn vị chưa nắm đầy đủ trình tự, thủ tục kê khai và công khai; còn lúng túng trong việc hướng dẫn nguyên tắc, phạm vi biến động tài sản, loại tài sản, thu nhập phải kê khai, giải trình.

Một số cơ quan, đơn vị người đứng đầu chưa thực sự quan tâm, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chưa thực sự gương mẫu trong thực hiện việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập

Thu nhập ngoài lương còn khá phổ biến nhưng chưa có cơ chế để kiểm soát; ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát các giao dịch về tài sản, kiểm soát thu nhập còn hạn chế.

Quy định nộp lại quà tặng còn hình thức, thiếu khả thi

Đối với việc nộp lại quà tặng, Chính phủ cho biết, qua theo dõi quy định về việc nộp lại quà tặng còn hình thức, thiếu khả thi, thiếu quy định cụ thể về chế tài xử lý vi phạm.

Tình trạng lợi dụng truyền thống văn hóa về tặng quà, cảm ơn để biếu xén, đưa hối lộ vì động cơ vụ lợi còn khá phổ biến.

"Việc thực hiện quy định này chưa nghiêm, hiệu quả thấp và trên thực tế rất khó kiểm soát, khó phát hiện vi phạm do phụ thuộc nhiều vào tính tự giác, đạo đức của cán bộ, công chức. Trong năm 2016 chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm", báo cáo nêu rõ.

Duyên Duyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
11 lãnh đạo bị xem xét, xử lý vì để xảy ra tham nhũng