Hơn một năm trước, cơ quan quản lý tài chính của Ấn Độ đã đưa ra một yêu cầu với các công ty niêm yết là mỗi công ty phải có ít nhất một người phụ nữ trong ban hội đồng quản trị. Tuy nhiên, hàng trăm công ty ở Ấn Độ đã không tuân theo yêu cầu này.

Công ty Ấn Độ không cho phụ nữ giữ chức vụ Giám đốc

Một Thế Giới | 08/04/2015, 06:00

Hơn một năm trước, cơ quan quản lý tài chính của Ấn Độ đã đưa ra một yêu cầu với các công ty niêm yết là mỗi công ty phải có ít nhất một người phụ nữ trong ban hội đồng quản trị. Tuy nhiên, hàng trăm công ty ở Ấn Độ đã không tuân theo yêu cầu này.

Tại các doanh nghiệp, công ty, Ban quản lý và Ban giám đốc sẽ bổ nhiệm con gái, vợ và các thành viên khác trong gia đình vào Hội đồng Quản trị. Đây là một động thái phù hợp với yêu cầu của cơ quan tài chính nhưng không mang tính chất khách quan.

Trong số 1.456 công ty niêm yết tại sàn chứng khoán quốc gia của Ấn Độ (NSE), có đến 180 công ty (tương ứng với 12%) không để phụ nữ làm giám đốc, ngay cả khi yêu cầu của Chính phủ đã có hiệu lực từ 6 tháng trước đó, theo cơ sở dữ liệu PRIME, một công ty chuyên về  thị trường vốn.

Còn 770 công ty niêm yết khác đã bổ nhiệm giám đốc công ty là con gái, vợ và những người thân trong gia đình.

Pranav Haldea, Giám đốc quản lý của PRIME cho biết, việc bổ nhiệm Giám đốc là người thân trong gia đình sẽ tạo ra vấn đề quản trị doanh nghiệp và sẽ không có cách nào để giải quyết bình đẳng giới.

“Nếu người được bổ nhiệm là nữ giới, một thành viên trong gia đình có đủ phẩm chất và kinh nghiệm, thì điều này sẽ không có vấn đề. Nhưng ngược lại, nếu thành viên trong gia đình đó không làm được việc, thì mọi vấn đề ở đây không chỉ liên quan đến bình đẳng giới mà còn là chất lượng của công ty. Vì vậy, mọi quy định, yêu cầu đều chỉ được thực hiện trên giấy, điều này là hoàn toàn sai”, ông Haldea cho biết.

Việc bổ nhiệm thêm nữ giới vào Hội đồng Quản trị luôn là vấn đề gây tranh cãi ở Ấn Độ. Bởi trên thực tế, người dân Ấn Độ vẫn còn giữ quan niệm về bình đẳng giới. Vì vậy, để xóa bỏ được quan niệm này và Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra yêu cầu trên để các công ty thực hiện. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chỉ ở trên giấy, chưa có cơ quan, doanh nghiệp niêm yết nào áp dụng.

Tổ chức Lao động Quốc tế Ấn Độ cũng cho biết, gần 25% phụ nữ ở Ấn Độ giữ vị trí nhất định trong các công ty, một tỷ lệ thấp hơn ở Cuba, Bangladesh và Somalia. Tỷ lệ phụ nữ biết chữ ở Ấn Độ đạt 54%.

Arundhati Bhattacharya - người phụ nữ duy nhất lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ, lên tiếng cho biết, các công ty cần phải cố gắng để giúp đỡ phụ nữ. Ở Ấn Độ, phụ nữ vẫn là nhân tố quan trọng trong gia đình, trong xã hội. Họ không chỉ là người nuôi dạy con cái, mà còn là người chăm sóc người già, người bệnh.
"Dù vị trí của họ ở đâu đi chăng nữa, họ vẫn đóng vai trò quan trọng, chủ yếu. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần làm nhiều thứ hơn để phụ nữ có thể được thừa nhận như đàn ông. Hiện tại, có quá ít phụ nữ giữ vị trí hàng đầu trong các công ty", bà Arundhati Bhattacharya nói.

Đ. Tuyết (Theo CNN)

Bài liên quan
Xem ‘Dưới bóng giai nhân’ ngẫm về phụ nữ thời nay
Vở kịch "Dưới bóng giai nhân" (đạo diễn Quang Thảo, cảm tác từ "Truyện Kiều" của thi hào Nguyễn Du) là một tác phẩm mượn chuyện xưa liên hệ với bối cảnh xã hội hiện đại. Tác giả đã xử lý thân phận và tính cách nhân vật theo một hướng khác: Liệu định kiến xã hội ngày xưa có thực sự công bằng khi gán cho Hoạn Thư một tội ác vô cùng xấu xa.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công ty Ấn Độ không cho phụ nữ giữ chức vụ Giám đốc