Ngành ô tô Thái Lan vừa đưa ra một lời mời hợp tác trong lĩnh vực sản xuất ô tô với Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lai khuyến cáo Việt Nam cần phải tỉnh táo nếu không muốn trở thành thị trường tiêu thụ cho Thái Lan.

Ngành ô tô Thái Lan ngỏ lời, Việt Nam cần phải tỉnh táo

Một Thế Giới | 07/04/2015, 05:00

Ngành ô tô Thái Lan vừa đưa ra một lời mời hợp tác trong lĩnh vực sản xuất ô tô với Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lai khuyến cáo Việt Nam cần phải tỉnh táo nếu không muốn trở thành thị trường tiêu thụ cho Thái Lan.

Khó có thể hợp tác

Trong chuyến làm việc tại Việt Nam, Chủ tịch Viện ô tô Thái Lan đã bày tỏ mong muốn ngành ô tô của Việt Nam và Thái Lan cùng nhau hợp tác để phát triển thay vì cạnh tranh với nhau.
Theo lời của ông Chủ tịch Viện Ô tô Thái Lan thì hiện trong khối các nước ASEAN, Thái Lan được đánh giá là nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển, cạnh tranh cao. Thái Lan định hướng phát triển dòng xe bán tải một tấn và dòng xe sinh thái thành các dòng xe cạnh tranh.

Thái Lan đang nắm giữ nhiều công nghệ tiên tiến có lợi cho các nhà sản xuất Việt Nam trong thị trường chung AEC. Các dây chuyền công nghiệp tự động chưa đầy đủ ở Việt Nam cho thấy hai ngành công nghiệp ở Việt Nam và Thái Lan có thể hỗ trợ lẫn nhau.

Tuy nhiên, các chuyên gia của Việt Nam lại cho rằng, Việt Nam và Thái Lan khó có thể hợp tác với nhau. Ông Huỳnh Thế Du chia sẻ với báo Một Thế Giới rằng, chúng ta không thể hợp tác với Thái Lan trong lĩnh vực này được bởi thị trường cạnh tranh, các hãng lớn họ “cáo già” hơn rất nhiều. Cuộc chơi thị trường không giống như hồi chúng ta còn được bảo hộ nữa. Nếu chính sách cứ tiếp tục chạy theo từng ngành riêng lẻ.

Ông cho biết : “Hợp tác với Thái Lan trong môi trường hội nhập sẽ chịu rất nhiều cạnh tranh bởi ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan đi trước ta khá nhiều, hợp tác dễ khiến chúng ta trở thành thị trường cho họ. Bởi vì mỗi năm Thái Lan sản xuất gần 2 triệu xe, một nửa trong số đó họ xuất khẩu ra nước ngoài”.

Ông Du nói thêm, rõ ràng, nếu giảm thuế thì việc nhập khẩu nguyên chiếc xe ô tô sẽ rẻ hơn khi Việt Nam nhập khẩu linh kiện về để tự sản xuất, lắp ráp.

Trong khi đó, trao đổi với báo Một Thế Giới, GS.TS Đặng Đình Đào lại cho rằng chúng ta có thể hợp tác được với Thái Lan nhưng nên hết sức cẩn trọng bởi đây là kinh doanh, không phải từ thiện, khi thấy có lợi thì họ mới hợp tác đầu tư.

“Nếu không cẩn trọng thì chúng ta sẽ trở thành thị trường cho Thái Lan, bởi nhu cầu về xe ô tô của chúng ta rất cao, sẽ còn tăng nhiều trong tương lại. Tỉ lệ nội địa hóa ô tô của chúng ta quá thấp, trong hội nhập sắp tới, chúng ta sẽ gặp cạnh tranh rất khốc liệt, rất dễ thua trên sân nhà”

Giải pháp cho ngành ô tô

GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng, tình hình hiện nay buộc doanh nghiêp ô tô Việt Nam phải tự mình bứt phá lên để phát triển chứ không thể trông chờ nữa, những ngành công nghiệp phụ trợ cũng không thể dậm chân tại chỗ như trước kia.

Luật chơi hội nhập không cho phép chúng ta dựa dẫm quá nhiều vào sự bảo bọc của Chính phủ, nếu không cạnh tranh được thì chũng ta mất sân chơi, mất thị trường ngay trên đất nước mình.

“Đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Nhà nước phải tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, đưa ra những chính sách thông thoáng cho doanh nghiệp., tạo môi trường thực sự để doanh nghiệp vươn lên trong môi trường cạnh tranh” – GS.TS Đặng Đình Đào nhấn mạnh.

Ông cho biết thêm, chúng ta phải học được cách sản xuất, cách làm ăn của các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Đơn cử như Nhật Bản, từ mỗi công nhân bước vào nhà xưởng là họ đã có ý thức mong muốn hàng của Nhật phải đi khắp thế giới.

Đồng tình là phải thay đổi, ông Huỳnh Thế Du cho rằng, Nhà nước không nên hỗ trợ trực tiếp như trước nữa, mà đứng ngoài hỗ trợ theo một cách khác, đó là hỗ trợ cho ngành có tính chất cạnh tranh, hay chính sách hỗ trợ phải có lợi cho tất cả các ngành như giáo dục đào tạo, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh, kết nối mềm… thì cả nền kinh tế sẽ tốt lên, chứ nếu chỉ chọn ngành thắng cuộc thì sẽ rất mù mờ bởi Việt Nam trước nay dường như chưa có ngành nào thực sự thành công.

“Nhà nước chỉ hỗ trợ làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể chứ không nên đi sâu vào chi tiết từng ngành, vì mong muốn tất cả đều phát triển là điều rất khó trong thời điểm hiện nay” – TS Huỳnh Thế Du cho biết.

Ông Huỳnh Thế Du cho biết thêm, về mặt cạnh tranh thì bất cứ địa phương hay quốc gia nào cũng chỉ thu hút 3 đối tượng, đó là doanh nghiệp đến đầu tư, người giỏi đến làm việc và người giàu đến ở. Muốn như vậy thì phải có năng suất, tạo ra được giá trị lớn. Để làm được điều đó thì phải tập trung vào ngành mình có lợi thế. Đã đến lúc để thị trường phát triển, vận hành theo triết lý cụm ngành.

Giấc mơ về một nền công nghiệp ô tô sẽ vẫn còn dang dở dù trong nhiều năm qua chúng ta đã hết sức tạo điều kiện và ưu đãi. Đã đến lúc nhập vào cuộc chơi thị trường, và ngành ô tô buộc phải tự trưởng thành trong quá trình cạnh tranh ở một môi trường mới. 
"Những lời ngỏ hợp tác không phải là tấm phao cứu đuối nước, trong đó còn ẩn chứa nhiều tính toán, cho nên ngành ô tô cần phải cân nhắc hết sức kĩ lưỡng và có điều chỉnh cho phù hợp", TS Du nhận định.
Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành ô tô Thái Lan ngỏ lời, Việt Nam cần phải tỉnh táo