Nhiều nghiên cứu chỉ ra dù có rất ít bằng chứng cho thấy công nghệ trực tiếp khiến mọi người cô đơn, nhưng giữa chúng tồn tại mối tương quan mạnh mẽ.
Khoa học - công nghệ

Công nghệ ‘tiếp tay’ cho sự cô đơn

Cẩm Bình 16/11/2024 15:16

Nhiều nghiên cứu chỉ ra dù có rất ít bằng chứng cho thấy công nghệ trực tiếp khiến mọi người cô đơn, nhưng giữa chúng tồn tại mối tương quan mạnh mẽ.

Mùa hè vừa qua, nhà nghiên cứu Laura Marciano (Đại học Havard) khảo sát 500 thanh thiếu niên để tìm hiểu liên hệ giữa công nghệ với sự cô đơn. Suốt nhiều tuần họ trả lời một bảng câu hỏi 3 lần/ngày về các tương tác xã hội của mình. Mỗi lần đều có hơn 50% cho biết họ không nói chuyện với bất kỳ ai trong vòng 1 giờ qua dù là trực tuyến hay trực tiếp.

Nói cách khác, mặc dù được nghỉ học và dành nhiều thời gian cho mạng xã hội nhưng hầu hết 500 thanh thiếu niên trên chẳng giao tiếp chút nào cả.

Mọi người ngày nay dường như dành nhiều thời gian ở một mình hơn, ít có tình bạn thân thiết hơn và cảm thấy xa cách với cộng đồng hơn so với 20 năm trước. Không ít trường hợp cảm thấy bản thân cô đơn. Cuối năm ngoái Tổng y sĩ Mỹ Vivek Murthy cô đơn là “dịch bệnh”.

Vài năm gần đây giới học giả và nhà tâm lý học đẩy nhanh quá trình nghiên cứu tác động của công nghệ với “dịch bệnh” này. Điện thoại thông minh cùng mạng xã hội thay đổi mạnh mẽ loạt chuẩn mực xã hội xung quanh cách chúng ta giao tiếp. Tương tác mang tính cá nhân như gọi điện thoại bị thay thế bằng tin nhắn văn bản. Mọi người “sống ảo” trên nhiều nền tảng như TikTok hay Instagram.

“Thật khó để biết ai trên mạng là thật, và mọi người cũng khó có thể là chính mình trên mạng. Đây là công thức cho sự cô đơn”, theo Tổng y sĩ Murthy.

Quan nghiên cứu giới học giả đều đồng thuận rằng dù có rất ít bằng chứng cho thấy công nghệ trực tiếp khiến mọi người cô đơn, nhưng giữa chúng tồn tại mối tương quan mạnh mẽ. Nghĩa là mọi người cảm thấy cô đơn có thể đang sử dụng công nghệ theo cách thiếu lành mạnh.

Mối tương quan bắt nguồn từ ba hành vi chính. Thứ nhất, trên mạng xã hội nhiều trường hợp rơi vào cái bẫy so sánh bản thân với người khác rồi cảm thấy mình đang tụt lại. Thứ hai, quá phụ thuộc vào tin nhắn văn bản - hình thức giao tiếp kỹ thuật số phổ biến nhất - nên gặp rào cản trong thiết lập kết nối đích thực. Thứ ba, nghiện xem nội dung trực tuyến nên nhốt mình trong nhà.

screenshot-2024-11-16-150428.png

So sánh trên mạng xã hội

Tổng hợp dữ liệu từ 30 nghiên cứu khác, nhà nghiên cứu Marciano cùng đồng nghiệp ghi nhận mạng xã hội liên quan đến sự cô đơn, đặc biệt khi mọi người thấy thua kém khi so sánh bản thân với người khác.

Ai cũng so sánh bản thân với người khác, dù là trực tuyến hay ngoài đời thực. Trên mạng xã hội so sánh có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau chẳng hạn đếm số lượt thích, bình luận và chia sẻ lại mà bài đăng của bạn nhận được so với bài đăng của bạn bè, so sánh cơ thể bản thân với cơ thể người có ảnh hưởng trong mảng thể hình hay làm đẹp, cha mẹ so sánh quá trình phát triển của con mình với con người khác. Và khi thấy thua kém thì họ nảy sinh cảm giác cô lập.

So sánh không phải lúc nào cũng xấu, không ít nghiên cứu chỉ ra làm vậy thúc đẩy ta phấn đấu trong học tập hay làm việc. Vì vậy giáo sư tâm lý giáo dục Chia-chen Yang (Đại học bang Oklahoma) nhấn mạnh giải pháp không chỉ đơn giản là ngừng so sánh.

Theo nghiên cứu do bà dẫn đầu, tương tác trực tuyến gây đau khổ nhất là so sánh mang tính phán đoán gợi lên sự đố kị, người so sánh nhận định người khác nổi tiếng hơn, vui vẻ hơn hoặc trông xinh đẹp hơn.

“Tôi không phải coi người khác là kẻ thù mà có thể coi họ như người cung cấp thông tin trong cuộc sống của mình. Kiểu so sánh như vậy không có hại”, theo giáo sư Yang.

Quá phụ thuộc vào tin nhắn văn bản

Nhiều nghiên cứu ghi nhận giao tiếp kỹ thuật số 1 - 1, gồm nhắn tin, gọi điện, gọi video liên quan đến tác động tích cực đến sức khỏe tâm thần trong đó có làm giảm cảm giác cô đơn. Tuy nhiên quá phụ thuộc vào tin nhắn văn bản có thể dẫn đến sự cô đơn nếu mọi người không thực sự kết nối với nhau.

Theo nghiên cứu của nhà nghiên cứu Marciano, phần lớn thanh thiếu niên giao tiếp bằng tin nhắn văn bản. Việc bạn bè mất nhiều thời gian để trả lời tin nhắn dễ khơi dậy tâm lý lo lắng và cảm giá cô đơn.

Đặc biệt rất ít thanh thiếu niên (chỉ 2% trên 500 người tham gia nghiên cứu) gọi video. Thật khó cảm nhận được rung cảm lẫn tính xác thực thông qua dòng tin nhắn đánh máy, thiếu bối cảnh lẫn tín hiệu xã hội.

Nghiện xem nội dung trực tuyến

Nghiên cứu có giáo sư Marc Potenza (Đại học Yale) tham gia ghi nhận người trưởng thành liên tục xem phim phát trên nền tảng như Netflix hay video ngắn trên TikTok, Instagram dễ bị trầm cảm, lo âu hoặc cô đơn. Nội dung như vậy khuyến khích quá trình lướt xem vô tận.

Những hậu quả rõ ràng với sức khỏe thể chất như ít vận động thời gian dài, mất ngủ và không ra ngoài giao lưu với người khác có thể gây hại cho sức khỏe tâm thần.

Bài liên quan
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng ngừa tội phạm cướp ngân hàng
Ngày 21.11, Công an TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm cướp tài sản tại các ngân hàng trên địa bàn TP.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ ‘tiếp tay’ cho sự cô đơn