Bộ Công Thương vừa quyết định rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép từ các công ty Trung Quốc.

Việt Nam xem xét áp thuế hàng loạt công ty thép Trung Quốc

Tuyết Nhung | 18/12/2020, 17:05

Bộ Công Thương vừa quyết định rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép từ các công ty Trung Quốc.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn có xuất xứ từ Trung Quốc (mã vụ việc AR01.AD04).

Ngày 24.10.2019, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) chính thức với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (vụ việc AD04).

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép phủ màu của Trung Quốc là từ 2,53% đến 34,27% và của Hàn Quốc là từ 4,71% đến 19,25%.

Kết luận điều tra đã khẳng định có đủ cơ sở ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cụ thể là có tồn tại hành vi bán phá giá với sản phẩm thép phủ màu của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc, hàng hóa nhập khẩu từ hai nước này đang được bán phá giá với biên độ khá cao, từ 2,53% đến 34,27%.

Ngành sản xuất thép phủ màu trong nước đang bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể và hành vi bán phá giá là nguyên nhân chính dẫn tới đe dọa thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước.

Hành vi và mức độ bán phá giá nói trên đã gây ra sức ép đáng kể cho các chỉ số hoạt động của ngành sản xuất trong nước, thể hiện ở các tiêu chí như sản lượng sản xuất, lượng bán hàng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, hàng tồn kho có nhiều biến động trong giai đoạn điều tra, đặc biệt trong giai đoạn 7 tháng cuối năm 2018, các chỉ số này đều cho thấy xu hướng suy giảm rõ rệt, nhiều các doanh nghiệp sản xuất trong nước thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và nhiều lao động phải nghỉ việc.

Ngày 20.8.2020, Bộ Công Thương thông báo nhận hồ sơ yêu cầu rà soát lần thứ nhất của vụ việc. Theo đó, trên cơ sở nội dung hồ sơ đề nghị rà soát đã tiếp nhận, hôm nay (18.12), Bộ Công Thương đã ban hành quyết định rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn có xuất xứ từ Trung Quốc (mã vụ việc AR01.AD04).

Theo đó, các công ty được rà soát mức thuế chống bán phá giá trong vụ việc AR01.AD04 bao gồm: Công ty Shandong Yehui Coated Steel và Công ty thương mại Shandong Boxing Yin Xiang International Trade ; Công ty Yieh Phui (China) Technomaterial; Công ty Zhejiang Huada New Material.

Trước tình hình trên, để đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp Trung Quốc, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp cần đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc rà soát để tiếp cận thông tin lưu hành công khai trong quá trình tiến hành rà soát, gửi các ý kiến bình luận, thông tin và bằng chứng liên quan đến nội dung rà soát.

Bên cạnh đó là hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình điều tra rà soát. "Các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng các hàng hóa bị áp thuế chống bán phá giá cần lưu ý về việc thuế chống bán phá giá có thể thay đổi theo kết quả rà soát", Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Bài liên quan
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
9 phút trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam xem xét áp thuế hàng loạt công ty thép Trung Quốc