Khẳng định hiện đã có đủ bằng chứng trong tài liệu chuyên ngành cho thấy rằng virus SARS-CoV-2 có thể được truyền qua màng nhầy của mắt, chuyên gia nhãn khoa Nga khuyên mọi người trong mùa dịch COVID -19 nên thay thế kính áp trong bằng kính đeo bình thường, cần tăng cường tuân thủ các biện pháp vệ sinh.

Chuyên gia nhãn khoa Nga: Đang mùa dịch COVID-19 không nên đeo kính áp tròng

03/04/2020, 14:12

Khẳng định hiện đã có đủ bằng chứng trong tài liệu chuyên ngành cho thấy rằng virus SARS-CoV-2 có thể được truyền qua màng nhầy của mắt, chuyên gia nhãn khoa Nga khuyên mọi người trong mùa dịch COVID -19 nên thay thế kính áp trong bằng kính đeo bình thường, cần tăng cường tuân thủ các biện pháp vệ sinh.

Dùng kính áp tròng trong khi bùng phát nhiễm coronavirus có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng - Ảnh: iStock

Theo health.mail.ru, đeo kính áp tròng trong khi bùng phát nhiễm coronavirus làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, nếu không thể từ bỏ hoàn toàn việc đeo kính, nên thay thế kính áp trong bằng kính bình thường, cần tăng cường tuân thủ các biện pháp vệ sinh - giáo sư Rinat Fajzrakhmanov, trưởng phòng khám nhãn khoa tại Trung tâm Pirogov cho biết.

Theo ông, cần rửa tay thật kỹ, ngay trước khi đeo hoặc thay kính áp tròng, đồng thời giữ vệ sinh hộp đựng kính có thể tái sử dụng - rửa hộp đựng kính bằng dung dịch soda thường xuyên hơn và sấy khô. Khi xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm nên tránh dùng kính. Tất cả các biện pháp phòng ngừa này là cần thiết, vì ngoài các đường lây truyền chính của virus SARS-CoV-2 như giọt - không khí và tiếp xúc sinh hoạt, các con đường lây nhiễm khác cũng có thể - đặc biệt là thông qua màng nhầy của mắt.

Ông Rinat Fajzrakhmanov giải thích rằng hiện đã có đủ bằng chứng trong tài liệu chuyên ngành cho thấy rằng virus SARS-CoV-2 có thể được truyền qua màng nhầy của mắt. Vì vậy, những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân - chủ yếu là bác sĩ - nên đeo kính bảo vệ. Đặc biệt, virus có thể lây truyền qua mắt nếu vô tình chà xát tay bị nhiễm vào mắt và nhiễm trùng tay với mầm bệnh nguy hiểm có thể xảy ra qua nhiều cách khác nhau -. thông qua vật dụng gia đình, trong đó chạm vào bệnh nhân, hay tiền giấy và điện thoại di động, thông qua tay nắm cửa, tay vịn trên các phương tiện giao thông công cộng…

Các nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đã xác nhận sự hiện diện của coronavirus trong dịch mắt của bệnh nhân có dấu hiệu viêm kết mạc và mắc virus SARS-CoV-2. Đồng thời, đã được chứng minh rằng ở những bệnh nhân như vậy, nồng độ của virus trong dịch nước mắt là đủ để truyền và lây nhiễm cho người khác. Hơn nữa, sự hiện diện của virus trong thủy dịch mắt ở bệnh nhân nhiễm coronavirus không thể loại trừ ngay cả khi không có triệu chứng tổn thương mắt.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia nhãn khoa Nga: Đang mùa dịch COVID-19 không nên đeo kính áp tròng