Sáng 3.4.2020, BS.CK2 Phạm Thanh Phong - Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết: các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công, tạo hình toàn bộ vành tai bằng sụn tự thân cho 1 bệnh nhân bị tai nạn sinh hoạt.

Ném bình vật tư y tế, người phụ nữ phải đi tái tạo vành tai

03/04/2020, 12:51

Sáng 3.4.2020, BS.CK2 Phạm Thanh Phong - Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết: các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công, tạo hình toàn bộ vành tai bằng sụn tự thân cho 1 bệnh nhân bị tai nạn sinh hoạt.

Bác sĩ khám lại vết thương cho bệnh nhân - Ảnh: Phong Phạm

Bệnh nhân là Trần Thị Thu H. (47 tuổi, ngụ xã Hoà Ninh, H.Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), vào viện trưa 2.4.2020. Cùng ngày nhập viện, trong lúc sinh hoạt, bệnh nhân tự ý ném bình vật tư y tế (chai xịt điều trị hen phế quản, vỏ bằng kim loại) thì vật liệu phát nổ mạnh, văng mảnh kim loại trúng vào vùng mặt, tai, đầu... chảy nhiều máu tươi. Bệnh viện địa phương đã cho băng ép cầm máu và chuyển đến Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Lúc nhập viện, bệnh vẫn tỉnh, tiếp xúc được, vết thương vùng tai phải được băng ép. Nhưng khi tháo băng thăm khám thì máu phun ra nhiều, nên bệnh nhân được nhanh chóng sơ cứu và có chỉ định phẫu thuật tái tạo vành tai. Các bác sĩ tiến hành thám sát vết thương, gỡ băng vết thương thấy nhiều máu cục và máu tươi đang chảy bắn thành tia do tổn thương các động mạch. Các bác sĩ xử trí kẹp đốt điện và khâu cầm máu, kiểm tra có các vết thương vùng trước tai khoảng 5 cm, vùng sau tai khoảng 4,5 cm.

Bệnh nhân bị đứt một phần cơ thái dương, tổn thương mất rộng vùng trung tâm vành tai cả phần sụn, da hình bầu dục kích thước 3x2,5 cm, vết rách nham nhở phần bờ ngoài và lòng ống tai, nhiều máu đông, màng nhĩ sung huyết, phù nề. Bệnh nhân được xử trí khâu phục hồi cơ bị tổn thương, cắt lọc, và được tạo hình vành tai bằng sụn tự thân.

Các bác sĩ đã chuyển vạt sụn và da, tạo hình lấp lại chổ khuyết của tai, chuyển vạt da, khâu phục hồi vết thương trước và sau tai, tạo hình lại ống tai bị nham nhở, bơm rửa bằng dung dịch nước muối sinh lý. Sau đó, kiểm tra lòng ống tai thông thoáng, vết thương hồng, khô. Thời gian phẫu thuật khoảng 180 phút. Sau phẫu thuật sáng 3.4, bệnh nhân tỉnh táo, niêm hồng, vết thương khô, vành tai hồng ấm, ổn định

Theo BS.CK2 Phạm Ngọc Minh, Phó khoa Tai Mũi Họng: “Phẫu thuật tạo hình toàn bộ vành tai bằng sụn tự thân để tạo hình cả về hình dáng tai và chức năng tai. Đây là phẫu thuật khó, nhưng để có dáng tai đẹp và trở về bình thường, bác sĩ phẫu thuật cần có nhiều kinh nghiệm và thẩm mỹ tinh tế. Ngoài vấn đề về thẩm mỹ, vành tai biến dạng sau tai nạn ảnh hưởng đến việc đón nhận âm thanh và cản trở quá trình giao tiếp. Vì vậy, khi gặp tai nạn bệnh nhân cần nhanh chóng được đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu điều trị kịp thời.

Các bác sĩ cũng khuyên người dân cần nâng cao ý thức, thực hiện tốt các quy định về công tác phòng chống cháy, nổ. Bởi những tai nạn đó gây ra nhiều tổn thất to lớn về người và tài sản cho cá nhân và gia đình, đặc biệt là đối với trẻ em.

Phong Phạm

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
2 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ném bình vật tư y tế, người phụ nữ phải đi tái tạo vành tai