Lãi suất huy động và cho vay thời gian tới chịu áp lực tăng hay giảm là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời điểm hiện nay, đặc biệt trước bối cảnh hàng loạt ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất.

Chuyên gia dự báo về hướng đi của lãi suất năm nay

tuyetnhung | 29/03/2017, 06:04

Lãi suất huy động và cho vay thời gian tới chịu áp lực tăng hay giảm là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời điểm hiện nay, đặc biệt trước bối cảnh hàng loạt ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất.

Những ngày gần đây, làn sóng nâng lãi suất tiền gửi của một số ngân hàng thông qua sản phẩm chứng chỉ tiền gửi với mức siêu lãi suất lên đến trên dưới 9%/năm đã làm tăng kỳ vọng về lãi suất huy động. Cùng thời điểm này, một vài ngân hàng lại điều chỉnh giảm lãi suất huy động khiến cho thị trường trở nên khó định đoánvề xu hướng của lãi suất thời gian tới.

Vậy lãi suất huy động và cho vay thời gian tới chịu áp lực tăng hay giảm vàsẽ tác động thế nào nền kinh tế nói chung,tới thị trường chứng khoán, bất động sản nói riêng cũng như ảnh hưởng thế nào tới hoạt động của doanh nghiệp, các ngân hàng?Ngân hàng Nhà nước nên điều hành chính sách ra sao để đạt mục tiêu mà Chính phủ đã giao?

Giải đáp cho các câu hỏi này tại buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề"Đường đi của lãi suất năm 2017" vàongày 28.3, TS Cấn Văn Lực -chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng năm nay sẽ có áp lực tăng lãi suất. Tuy nhiên, nếu được điều hành khéo léo và quyết liệt thì mặt bằng lãi suất cho vaysẽ giữ được như hiện tại.

Vậy làm sao để duy trì được mặt bằng lãi suất như hiện tại?TS Lực cho rằng thứ nhất là phải đẩy nhanh và mạnh quá trình tái cơ cấu ngân hàng yếu kém và tiến trình xử lý nợ xấu. Thứ hai là cần tìm biện pháp tăng cường huy động vốn từ người dânđể đưa vào sản xuất kinh doanh. Thứ ba là theo dõi chặt chẽ biến cố bên trong, bên ngoài để có ứng phó kịp thời. Thứ tư là biện pháp tâm lý.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Hùng Linh – Giám đốc phân tích khối khách hàng cá nhân tại Công ty chứng khoán SSI cho biếtđể dự báo lãi suất thì phải tìm ra những yếu tố tác động đến lãi suất như lạm phát, tỷ giá và thanh khoản hệ thống ngân hàng.

"Dự báo lạm phát là một vấn đề lớn, khó dự báo. Trong năm nay có nhiều biến cố từ bên ngoài lẫn bên trong. Đầu năm nay tôi hơi lo lạm phát nhưng bây giờ nỗi lo nàyđã bớt một phần, giá xăng dầu không tăng và hạ trở lại. Với tình hình như thế thì kỳ vọng lạm phát giữ mức 4-5%. Tỷ giá năm rồi vẫn ổn định, chỉ số USD Index giảm, đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền mạnh. Khó khăn nhất với chúng ta là đồng nhân dân tệ nhưng tôi nghĩ áp lực điều chỉnh tỷ giá sẽ không gấp gáp như cuối năm 2015", ông Linh nói.

Về vấn đề thanh khoản, ông Linh cho rằng trong ngắn hạn sẽ có sự lệch pha giữa tín dụng và huy động. Còn về dài hạn phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách điều tiết của Ngân hàng Nhà nước. Nếu cân bằng được thì lãi suất hoàn toàn có thể ổn định trở lại. Ngoài ra, cần phải duy trì cân bằng tăng trưởng, huy động dựa trên cán cân tổng thể dương và nhờ đó mới có thể giữ vững ổn định lãi suất trong năm 2017.

Theo TSNguyễn Đức Độ - Phó viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Bộ Tài chính), xu hướng lãi suất trong thời gian tới chủ yếu sẽ phụ thuộc vào cách thức Ngân hàng Nhà nước xử lý các ngân hàng thương mại 0 đồng như thế nào.

TS Độ nói rằng việctăng lãi suất sẽ khiến nền kinh tế gặp khó. Riêng đối với ngân hàng, nếu lãi suất huy động tăng thì lãi suất cho vay sẽ tăng theo, nhưng khả năng ở mức thấp hơn vì nền kinh tế hiện tại đang yếu. Quy mô tín dụng khả năng cũng sẽ không tăng mạnh như năm 2016. Điều này sẽ khiến lợi nhuận của ngân hàng bị sụt giảm và nguồn lực để xử lý nợ xấu cũng giảm theo.

Trước diễn biến lãi suất hiện nay, TS Độ nói: "Cần tích cực xử lý nợ xấu. Lạm phát thì không nên quá lo ngại. Tỷ giá thì năm nay sẽ không tăng mạnhdù khó đoán định. Tuy nhiên dù tăng thế nào thì cũng khó vượt đỉnh 14 năm. Tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước nên nới lỏng tiền tệ".

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
một giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia dự báo về hướng đi của lãi suất năm nay