Ông Lê Nhị Năng - Vụ trưởng, Trưởng cơ quan đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TP.HCM cho biết cần nâng cao hình thức xử phạt các hành vi gian lận để bảo vệ nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán.

Chuyên gia bàn cách bảo vệ nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán

| 15/09/2022, 20:06

Ông Lê Nhị Năng - Vụ trưởng, Trưởng cơ quan đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TP.HCM cho biết cần nâng cao hình thức xử phạt các hành vi gian lận để bảo vệ nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán.

Tại tọa đàm “Làm sao để đón làn sóng nhà đầu tư nhỏ lẻ?”, trong khuôn khổ sự kiện “Lễ Vinh danh Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất năm 2022” do Hiệp hội Các nhà quản trị tài chính Việt Nam (VAFE) và Vietstock đồng tổ chức ngày 15.9, các chuyên gia cho rằng hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) của các doanh nghiệp niêm yết trong thời gian qua đã có sự thay đổi đáng kể, dù vẫn còn những điểm hạn chế khi tình trạng thao túng chứng khoán ngày càng trở nên tinh vi hơn.

Theo báo cáo “Khảo sát về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2022”, do VAFE phối hợp cùng Vietstock thực hiện, có 385 trên tổng số 736 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX đạt chuẩn công bố thông tin trên thị trường, chiếm hơn 52% tổng số doanh nghiệp được khảo sát.

Tỷ lệ này thấp hơn so với khảo sát năm 2011 (54%), nhưng vẫn được ghi nhận là năm thứ hai có tỷ lệ đạt chuẩn khi ghi nhận thành tích trên 50% so với toàn thị trường.

“Điều này cho thấy doanh nghiệp ngày càng nâng cao và đáp ứng tốt hơn nghĩa vụ cơ bản đối với nhà đầu tư, chú trọng công tác quan hệ nhà đầu tư, hướng tới hoạt động công khai, minh bạch và đối xử công bằng giữa các cổ đông”, báo cáo nhận định.

Ông Lê Nhị Năng - Vụ trưởng, Trưởng cơ quan đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TP.HCM cho biết, thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn vừa qua tăng trưởng nhanh, quy mô lớn. Đi kèm theo đó là hành vi thao túng càng ngày càng tinh vi và phức tạp. Luật Chứng khoán mới đã nâng mức xử phạt lên đến 3 tỉ đồng và cá nhân vi phạm sẽ bị phạt gấp 10 lần số tiền thu lợi bất chính. Nếu tái phạm nguy hiểm có thể bị phạt cao hơn hoặc xử lý hình sự. Luật cũng có quy định chế tài công ty chứng khoán thành viên vi phạm có thể bị đình chỉ, nhân viên môi giới có thể bị thu hồi chứng chỉ… nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe.

Ông Năng khẳng định: “Để tăng tính răn đe, tôi nghĩ nên nâng mức xử phạt lên cao nữa và phải truyền thông về các quy định xử phạt để các thành viên tham gia thị trường nắm bắt”, đồng thời chia sẻ: “Ở góc độ quản lý, để bảo vệ nhà đầu tư khỏi các hành vi thao túng thị trường, vừa rồi Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị 02/2022 về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn, ổn định thị trường chứng khoán nhằm tăng cường giám sát thị trường, hướng đến một thị trường minh bạch, qua đó bảo vệ nhà đầu tư khi tham gia thị trường".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia bàn cách bảo vệ nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán