Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng chủ trương đầu tư theo hình thức PPP để huy động nguồn lực ngoài nhà nước, giảm áp lực cho ngân sách đầu tư công. Do vậy, việc chuyển đổi hình thức đầu tư của 8 dự án từ đầu tư theo phương thức PPP có sử dụng một phần đầu tư công sang hình thức đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công là chưa hợp lý.

Chuyển 8 dự án cao tốc Bắc-Nam phía đông sang đầu tư công là chưa hợp lý

18/05/2020, 10:12

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng chủ trương đầu tư theo hình thức PPP để huy động nguồn lực ngoài nhà nước, giảm áp lực cho ngân sách đầu tư công. Do vậy, việc chuyển đổi hình thức đầu tư của 8 dự án từ đầu tư theo phương thức PPP có sử dụng một phần đầu tư công sang hình thức đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công là chưa hợp lý.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân - Ảnh: VPQH

Tại phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuyển đổi hình thức đầu tư 8 dự án thành phần đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết tính đến tháng 10.2018, Bộ GTVT đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi toàn bộ 11 dự án thành phần (trong đó có 3 dự án thực hiện theo hình thức đầu tư công và 8 dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Về công tác giải phóng mặt bằng, ông Thể cho hay các địa phương đã bàn giao mặt bằng 477,25 km/654 km (đạt 73%), dự kiến cơ bản hoàn thành trong quý 2.2020. Đối với một số đoạn do phải di dời công trình hạ tầng phức tạp, sẽ hoàn thành trong quý III - 3.2020; đồng thời đã triển khai xây dựng 35/114 khu tái định cư; 79 khu tái định cư còn lại đang triển khai thiết kế, lựa chọn nhà thầu thi công; phấn đấu hoàn thành xây dựng toàn bộ các khu tái định cư trong quý 3.2020

Về công tác lựa chọn nhà đầu tư, Bộ GTVT đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan, chủ động xây dựng mẫu hồ sơ mời thầu và dự thảo hợp đồng, đến nay đã cơ bản hoàn thành. Sau khi có kết quả phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán, dự kiến sẽ cập nhật hồ sơ mời thầu và phát hành cho nhà đầu tư khoảng cuối tháng 5 năm 2020; dự kiến hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư trong tháng 11.2020.

Ông Thể nhấn mạnh, việc chuyển đổi hình thức đầu tư từ đầu tư theo phương thức PPP có sử dụng một phần đầu tư công sang hình thức đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công sẽ cơ bản giải quyết được “mục tiêu kép”, vừa tạo điều kiện giải ngân nhanh khối lượng vốn đầu tư công lớn, hỗ trợ mặt cầu cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng nhanh chi tiêu đầu tư, vừa đẩy nhanh được tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành đưa vào khai thác dự án do không gặp rủi ro về lựa chọn nhà đầu tư và huy động vốn tín dụng.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án là đúng quy định. Hồ sơ dự án cơ bản đáp ứng danh mục tài liệu theo quy định tại Điều 20 Luật Đầu tư công về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Ông Vũ Hồng Thanh cho biết trường hợp cần thiết, cần cân nhắc xem xét lựa chọn một số dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP khó thu hút được nhà đầu tư, để chuyển sang đầu tư công nhằm vừa đẩy nhanh được tiến độ triển khai các dự án, vừa giảm bớt áp lực về huy động vốn cho các dự án PPP còn lại; đồng thời, bảo đảm tuân thủ quy định tại Điều 89 Luật Đầu tư công khi Quốc hội quyết định bố trí vốn bổ sung cho dự án trong giai đoạn 2021-2025 không quá 11.000 tỉ đồng (tương ứng không quá 20% của 55.000 tỉ đồng đã phân bổ cho dự án), giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới các nhà đầu tư đã tham gia sơ tuyển.

Về tổng mức đầu tư dự án, theo ông Thanh, sơ bộ tổng mức đầu tư được xác định trên cơ sở tổng hợp tổng mức đầu tư theo báo cáo nghiên cứu khả thi, trong khi đó hiện nay có dự án thành phần đã hoàn thành phê duyệt thiết kế kỹ thuật, hiện đang tổ chức thẩm định phê duyệt dự toán. Do đó, đề nghị Chính phủ rà soát các nội dung cập nhật triển khai sau thiết kế cơ sở, bảo đảm xác định tổng mức đầu tư hợp lý, phù hợp tình hình triển khai dự án

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, dự án xây dựng một số đoạn đường bộ trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 là một dự án trọng điểm, có tác động lớn, do vậy cần phải cân nhắc thật thận trọng khi thay đổi. Theo đó, Chính phủ nên báo cáo Quốc hội những gì khó khăn, chưa thể làm được để giải quyết, còn dự án nào vẫn có thể triển khai được thì vẫn làm, chứ không nên chuyển thẳng 8 dự án này sang đầu tư công.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng chủ trương đầu tư theo hình thức PPP để huy động nguồn lực ngoài nhà nước, giảm áp lực cho ngân sách đầu tư công. Do vậy, việc chuyển đổi hình thức đầu tư của 8 dự án từ đầu tư theo phương thức PPP có sử dụng một phần đầu tư công sang hình thức đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công là chưa hợp lý.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần phải tính toán tiền ở đây cho ngân sách đầu tư công khi chuyển toàn bộ 8 dự án này sang đầu tư công và liệu Chính phủ có thể giải ngân được hết nguồn vốn đầu tư hay không? Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị làm rõ liệu có phải các doanh nghiệp đã qua 2 vòng thầu sơ tuyển không có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án hay không?

Theo Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Chính phủ và Ủy ban thẩm tra, các cơ quan hữu quan cần ngồi lại với nhau một lần nữa để nghiên cứu lại nội dung này, xem có dự án nào cần thiết chuyển sang đầu tư công, dự án nào có thể tiếp tục triển khai để đáp ứng giải quyết thực tiễn, lùi lại thời gian một chút cũng không sao.

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 theo phương thức PPP có sử dụng một phần đầu tư công là một chủ trương lớn, vì vậy cần kiên trì với chủ trương này. Nếu thay đổi cần phải xin ý kiến Quốc hội và Bộ Chính trị chứ chưa thể quyết định ngay được. Do vậy, đề nghị Chính phủ cùng các cơ quan hữu quan rà soát lại các dự án, chuẩn bị lại hồ sơ Tờ trình, nếu đủ "độ chín" sẽ trình để xin ý kiến lần 2 tại phiên họp 45B tới đây.

Lam Thanh

Bài liên quan
Chủ tịch Quốc hội: Nhanh chóng tháo gỡ những điểm nghẽn cản trở sự phát triển
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần nhắc nhở phải kịp thời tháo gỡ những khó khăn, ách tắc đang cản trở sự phát triển. Trung ương Đảng đã có Nghị quyết, Quốc hội phải thể chế hóa, cụ thể hóa để Chính phủ chỉ đạo, điều hành, khơi thông nguồn lực để phát triển.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyển 8 dự án cao tốc Bắc-Nam phía đông sang đầu tư công là chưa hợp lý