Biểu tượng của phố cổ Hội An là chiếc Chùa Cầu có hàng trăm năm tuổi sẽ được tháo dỡ toàn bộ để trùng tu mới. Đó là ý kiến của đa số đại biểu tại hội thảo quốc tế về trùng tu Chùa Cầu do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16.8.

Chùa Cầu Hội An có bị tháo dỡ để xây mới?

Tiểu Vũ | 18/08/2016, 05:18

Biểu tượng của phố cổ Hội An là chiếc Chùa Cầu có hàng trăm năm tuổi sẽ được tháo dỡ toàn bộ để trùng tu mới. Đó là ý kiến của đa số đại biểu tại hội thảo quốc tế về trùng tu Chùa Cầu do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16.8.

Trước thông tin về việc UBND tỉnh Quảng Nam dự kiến sẽ tháo dỡ và tu bổ lại 100% di tích Chùa Cầu Hội An.Báo điện tử Một Thế Giới đã liên lạc với ông Nguyễn Chí Trung (Giám đốc Trung tâm Quản lí Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An) để tìm hiểu thêm.

Ông Trung cho biết: “tại cuộc hội thảo “Trùng tu Chùa Cầu - Quan điểm và giải pháp” ngày 16-8,đa số các chuyên gia trong nước và quốc tếđã đồng ý với giải pháp chohạ toàn bộ Chùa Cầu để trùng tu mới. Đây là một việc làm cần thiết với một di tích đã xuống cấp rất nghiêm trọng. Tôi hoàn toàn ủng hộ giải pháp đó, với công nghệ hiện đại ngày nay thì việc trùng tu sẽ không ảnh hưởng nhiều gì đến các nguyên tắc bảo tồn di tích Chùa Cầu. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về UBND tỉnh Quảng Nam sau khi tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học”.

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Thanh cho biết, việc trùng tu Chùa Cầu phải được tiến hành trên cơ sở giải quyết triệt để các vấn đề về kết cấu để đảm bảo sự ổn định lâu dài của di tích. Đây là dự án đặc biệt nên giao cho các đơn vị có năng lực, có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế. Trong quá trình trùng tu, sẽ liên tục tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý, đặc biệt là UNESCO...

Theo tìm hiểu,việc trùng tu Chùa Cầu Hội Ancũng nhận đượcphải nhiều ý kiến trái chiều xen lẫnlo lắng của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về kiến trúc, các nhà khoa học lịch sửvàdư luận xã hội cũng đặc biệt quan tâm. Đâylà dự án đặc biệt liên quan đến di tích lịch sử, liên quan đến biểu tượng lâu đời của phố cổ Hội An đã đượccông nhận,nếu tháo dỡ để trùng tu lạithì Chùa Cầu sẽ không còn chính là Chùa Cầu nữa.

Nhiều ý kiến còncho rằng Chùa Cầu là biểu tượng của Hội An, xét về mặt văn hóa, việc trùng tu di tích không thể làm theo kiểu đập đi làm lại. Nếu vậy di tích đã không còn là di tích theo nguyên nghĩa. Trong trường hợp bất khả kháng, người ta buộc phải phục chế các giá trị văn hóa, nhưng phục chế là làm cho có vẻ giống chứ không phải là nguyên gốc. Chùa Cầu là di tích 400 năm tuổi, nếu tháo đi làm lại có lẽ cái mà chúng ta nhận được là phiên bản của Chùa Cầu.

Chuyên viên nghiên cứu lịch sử Võ Hà (Đà Nẵng) nhận định: “Kết luận tại hội thảo này đã đánh vào tâm lý của chính con người "Cái gì đã tháo ra toàn bộ và lắp lại thì nó không còn là chính nó", dùcó trùng tu xâylắp lại nguyên xi thì người ta vẫn có có cảm giác "không phải nó".

Về lý có thể đúng nhưng về tâm lý là sai, bởi văn hoá là đi tìm ý nghĩa của chính nó chứ không phải đi phân tích, mổ xẻtừng bộ phận của chính nó. Tôi khônghài lòng chút nào về kết luận này. Tuy nhiên đây là trường hợp đặc biệt, khác với ngôi nhà, vì nó nằm trong tổng thể của một dãy kiến trúc nhà cổ, theo quan điểm này thì chấp nhận được. Còn Chùa Cầu có đứng riêng lẻ, khi người ta thấy bạn tháo ra (trống trơn), thì chỉ trong một khoảnh khắc - nó không còn là nó. Mình vẫn ủng hộ quan điểm trùng tu Chùa Cầu theo quan điểm từng phần, tuỳ vào hiện trạng của nó”.

KTS Lê Thành Vinh (Viện Bảo tồn di tích), đưa racảnh báo về những tác động trong quá trình trùng tu các di tích lịch sử, vì vậy trùng tu Chùa Cầu hiện nay là không hề đơn giản.

Tranh sơn dầu Chùa Cầu (Họa sĩ Nguyễn Phúc Nguyên)

Chùa Cầu

Cầu Chùa là cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Cầu còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản, tuy kiến trúc đậm nét Việt Nam. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật namazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu. Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986 trong thế kỷ 18 và 19.

Ngày 17. 2.1990, Chùa Cầu được nhà nước cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia. Đến nay, Chùa Cầu đã trải qua 7 đợt tu bổ lớn, nhưng hiện di tích này đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chùa Cầu Hội An có bị tháo dỡ để xây mới?