Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng để đưa vùng Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, cần có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các địa phương trong vùng và các bộ, ngành liên quan.

Chủ tịch UBND TP.HCM đề xuất giải pháp trọng tâm để phát triển vùng Đông Nam Bộ

Tú Viên | 26/11/2022, 13:20

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng để đưa vùng Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, cần có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các địa phương trong vùng và các bộ, ngành liên quan.

Sáng 26.11, Bộ KH-ĐT phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết 154 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã đề xuất một số giải pháp trọng tâm để phát triển khu vực Đông Nam Bộ.

img2636-16694342589771757579261.jpeg
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại hội nghị - Ảnh: P.V

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng để đưa vùng Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, cần có cơ chế phối hợp đồng bộ, kịp thời và hiệu quả giữa các địa phương trong vùng và các bộ, ngành có liên quan trong việc triển khai các nhiệm vụ cụ thể theo Nghị quyết 24 trên địa bàn cả vùng.

Theo ông Mãi, hạ tầng là một phần rất quan trọng để phát triển kinh tế vùng. TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội trong đó tập trung hạ tầng, đường sắt đô thị, cao tốc kết nối theo các dự án theo như chương trình hành động, đường sắt kết nối trong đó có đường sắt kết nối với Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, hệ thống logistic cảng của vùng, đường ven biển, đường thủy kết nối vùng và với đồng bằng sông Cửu Long.

“TP.HCM đề xuất cùng với Bộ GTVT, các bộ ngành và các tỉnh trong vùng nghiên cứu phát triển mạng lưới đường sắt kết nối vùng Đông Nam Bộ, phát triển trên mô hình TOD, TP đang báo cáo với cơ quan có thẩm quyền ban hành và khi có Nghị quyết chính thức sẽ tổ chức có hiệu quả các cơ chế đặc thù phát triển TP, góp phần phát triển vùng và cả nước”, Chủ tịch UBND TP.HCM kiến nghị.

Cùng với đó, thành lập Quỹ phát triển hạ tầng giao thông vùng với nguồn vốn hỗn hợp, đó là nguồn vốn từ các nhà tài trợ quốc tế, ngân sách Trung ương và địa phương. Theo ông Phan Văn Mãi, nguồn vốn cho dự án đường Vành đai 3 rất tốt khi kết hợp nguồn vốn Trung ương và địa phương.

“Tôi rất mong muốn chúng ta có Quỹ phát triển hạ tầng giao thông vùng. Trong đó có nguồn vốn từ các nhà tài trợ quốc tế, nguồn vốn Trung ương và địa phương thì giải quyết rất nhanh các dự án giao thông trong vùng”, Chủ tịch UBND TP.HCM bày tỏ.

TP cũng đang khẩn trương chuẩn bị tổ chức hội nghị triển khai chương trình hành động và kế hoạch thực hiện vào tháng 12 tới. TP.HCM sẽ tập trung xây dựng, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, cực tăng trưởng của vùng, sớm triển khai 7 đề án, 9 dự án theo phân công của chương trình hành động và tích cực tham gia với các bộ ngành Trung ương, các địa phương trong vùng triển khai các công việc chung.

TP.HCM sẽ rà soát, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và năng suất lao động cao. Đồng thời, xây dựng chính sách phát triển mạnh các mô hình kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm tìm kiếm động lực tăng trưởng mới cho TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ trong giai đoạn tới.

Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội của một đô thị lớn, như vấn đề lao động, nguồn nhân lực, nhà ở, ùn tắc giao thông, ngập nước, môi trường, an sinh xã hội, thích ứng biến đổi khí hậu…

Quan tâm bảo vệ, phát triển khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trên địa bàn TP, đường ven biển, đường thuỷ kết nối vùng và đồng bằng sông Cửu Long.

Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng kiến nghị các địa phương trong vùng cùng nhau phối hợp chặt chẽ, đề xuất các chương trình hợp tác, phát triển hạ tầng, tiềm lực khoa họa và công nghệ đồng bộ, hiện đại…; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, hình thành các trung tâm nghiên cứu trong các doanh nghiệp sản xuất.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch UBND TP.HCM đề xuất giải pháp trọng tâm để phát triển vùng Đông Nam Bộ