Ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết nhiều nhà thầu mạnh e ngại không muốn nhận các gói đầu tư công. Đây là một nghịch lý, bởi không có nhà thầu nào lại chê công ăn việc làm nhưng vì cơ chế, vì giá rất khó thực hiện.

Chủ tịch GP.Invest Nguyễn Quốc Hiệp: Khá nhiều nhà thầu không muốn nhận các gói đầu tư công

Hoài Lam | 19/09/2022, 09:09

Ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết nhiều nhà thầu mạnh e ngại không muốn nhận các gói đầu tư công. Đây là một nghịch lý, bởi không có nhà thầu nào lại chê công ăn việc làm nhưng vì cơ chế, vì giá rất khó thực hiện.

Theo PGS-TS Vũ Sỹ Cường, chương trình đầu tư công còn rất chậm sẽ đặt ra thách thức nhất định trong năm tài khóa từ 2023 – 2025. Theo đó, vai trò giám sát của cơ quan dân cử các cấp như HĐND các cấp và Quốc hội rất quan trọng trong việc đầu tư công.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, Chủ tịch GP.Invest cho biết trong 8 tháng đầu năm 2022, mới chỉ giải ngân đạt 34%. Như vậy, gần như đây là nghịch lý là tại sao các doanh nghiệp xây dựng tăng trưởng khá mạnh nhưng giải ngân đầu tư công lại không thể giải ngân nhanh mặc dù tiền có dư.

“Đây là điều tưởng chừng như vô lý nhưng lại đang tồn tại trong thực tế hiện nay. Vì vậy, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xem xét để có giải pháp vướng mắc về thủ tục đầu tư và thanh toán”, ông Hiệp nói.

Ông Hiệp khẳng định mặc dù Chính phủ và các bộ, ngành đã vào cuộc khá quyết liệt. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Giao thông Vận tải có cơ chế chỉ định thầu với gói thầu trên 3.000 tỉ nhưng hiện nay số nhà thầu Việt Nam có thể thực hiện được các tiêu chí để thực hiện cơ chế chỉ định thầu cũng không quá được 50 nhà thầu.

“Cho nên, có thể nói là chúng ta có khá nhiều gói thầu nhưng nhà thầu của chúng ta đạt được tiêu chí cũng không nhiều. Các thủ tục thanh quyết toán và các bước thực hiện các thủ tục đầu tư vẫn còn hết sức cồng kềnh mà chúng ta chưa có cơ chế, quy trách nhiệm cụ thể cho từng khu vực, từng công đoạn”, ông Hiệp nêu.

hiep.jpg
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, Chủ tịch GP.Invest

Vấn đề thứ hai, ông Hiệp cho hay hiện nay có thể nói các nhà thầu xây dựng Việt Nam đang rất khó khăn là đơn giá định mức còn quá lạc hậu, bất cập. Có những cái đơn giá mà chúng ta đưa ra nó chỉ bằng 1/3 so với thực tế thực hiện.

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, hiện đang có khá nhiều nhà thầu, nhà thầu mạnh có tâm lý e ngại không muốn nhận các gói đầu tư công.

“Đây là một tình trạng rất nghịch lý, bởi vì không có nhà thầu, công ty xây dựng nào lại chê công ăn việc làm nhưng vì cơ chế, vì giá, định mức rất khó thực hiện”, ông Hiệp nói.

Ông Hiệp đề xuất cần điều chỉnh lại các định mức chưa hợp lý so với thiết kế, thi công hiện tại; hướng dẫn, kiểm tra công bố giá cả máy, giá nhân công của các địa phương cách phù hợp sát với mặt bằng giá thị trường và bổ sung ngay các định mức chuyên ngành giao thông vào hệ thống định mức xây dựng làm cơ sở áp dụng.

Đồng thời triệt để tinh giản các thủ tục hành chính, đặc biệt các thủ tục thanh quyết toán, nhất là các phần việc phát sinh bằng việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ, có ghi địa chỉ chịu trách nhiệm trong công tác giải ngân.

Ngoài ra, cần sớm có cơ chế bảo vệ quyền bình đẳng cho các nhà thầu xây dựng trong cơ chế hợp đồng, tránh tình trạng nợ đọng triền miên.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, ngày 17.9, Thủ tướng Chính phủ cũng tổ chức hội nghị về các giải pháp đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình trọng điểm quốc gia.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng tiến hành giám sát, khảo sát đối với vấn đề. Trong đó, đối với đường cao tốc Bắc Nam phía đông nhưng đến nay vẫn còn một số đoạn chưa giải phóng mặt bằng, một số các công trình hạ tầng kỹ thuật chưa bàn giao cho nhà thầu, khối lượng giải ngân đạt trên 50%, chậm so với tiến độ đề ra.

Theo ông Thanh, có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là định mức đơn giá kỹ thuật lạc hậu, giá nguyên vật liệu tăng cao, có những nguyên vật liệt tăng tới 20-25%.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo tổng hợp về sự biến động của giá nguyên vật liệu để có giải pháp không ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án. Tuy nhiên, trong những vướng mắc cũng có trách nhiệm của các đơn vị tư vấn, giám sát, trách nhiệm của các nhà thầu, chủ đầu tư trong việc tư vấn điều tra, khảo sát vẫn chưa quan tâm sát sao.

hiep-2.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh

Ông Vũ Hồng Thanh khẳng định, để giải quyết tình trạng chậm triển khai công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã có văn bản kiến nghị gửi tới Chính phủ, trong đó nhấn mạnh đây là bài học để triển khai các công trình quan trọng quốc gia của giai đoạn 2021-2026. Hiện nay, đối với công tác giải phóng mặt bằng, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã được các địa phương quan tâm đẩy nhanh hơn.

Đặc biệt, các địa phương phải công bố định mức các đơn giá hàng tháng, thay vì 3 tháng như hiện nay để đơn giá sát với thực tế, tạo điều kiện cho công tác thanh quyết toán, tháo gỡ khó khăn của nhà thầu. Đối với những lĩnh vực chưa có đơn giá, định mức kỹ thuật, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sẽ đề nghị Bộ Xây dựng sớm xây dựng và ban hành.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch GP.Invest Nguyễn Quốc Hiệp: Khá nhiều nhà thầu không muốn nhận các gói đầu tư công