Ông Rodrigo Duterte và Hun Sen đối mặt với không ít áp lực từ chính quyền Trump về vấn đề nhân quyền nên đang hướng ánh mắt tới Biden.

Chịu áp lực về vấn đề nhân quyền dưới thời Trump, Campuchia và Philippines hồi hộp theo dõi Biden

Nhân Hoàng | 06/12/2020, 09:38

Ông Rodrigo Duterte và Hun Sen đối mặt với không ít áp lực từ chính quyền Trump về vấn đề nhân quyền nên đang hướng ánh mắt tới Biden.

Tối 25.11, giới trẻ Thái Lan đã tổ chức một cuộc mít tinh đông đảo trước trụ sở Ngân hàng Thương mại Siam ở Bangkok, trong đó Quốc vương Maha Vajiralongkorn là cổ đông lớn nhất.

Theo trang Nikkei, Sulak Sivaraksa, nhà phê bình xã hội nổi tiếng nhất của Thái Lan, đã chỉ trích Thủ tướng Prayuth Chan-ocha vì cố gắng dùng luật lese-majeste (tội khi quân) để dập tắt các cuộc biểu tình.

"Hãy để chúng ta đuổi ông ấy ra khỏi văn phòng", Sulak Sivaraksa nói về Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, đồng thời lưu ý rằng chính nhà vua đã chỉ thị cho tổng chưởng lý và Tòa án tối cao không sử dụng luật pháp vì sợ rằng nó làm hoen ố danh tiếng của tổ chức hoàng gia. Sulak Sivaraksa cho rằng chỉ riêng điều này sẽ loại Prayuth Chan-ocha khỏi vị trí hiện tại.

Vài giờ trước đó, Prayuth Chan-ocha vẫn tiến hành công việc kinh doanh như thường lệ. Ông đã đến Bộ Ngoại giao để gặp Đại sứ Mỹ - Michael DeSombre và một phái đoàn của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN muốn thảo luận về các cơ hội đầu tư tại Thái Lan.

Trước 39 công ty hàng đầu của Mỹ, trong đó có Apple, General Electric, Google và Pfizer, Prayuth Chan-ocha cho biết nội các mới của ông tập trung vào việc đảm bảo rằng Thái Lan tiếp tục là điểm đến hàng đầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ASEAN.

DeSombre, đại sứ do Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm, đã khen ngợi Thái Lan vì phản ứng COVID-19 thành công và nói: "Chúng tôi hy vọng rằng khu vực tư nhân của Mỹ tiếp tục chiếm ưu thế như đối tác và nguồn lực đáng tin cậy cho vương quốc để tiếp tục xúc tiến đầu tư".

Tuy nhiên, ông Prayuth Chan-ocha có thể đang quan tâm và muốn lắng nghe điều gì đó khác, xem liệu phía Mỹ có đặt câu hỏi với ông về việc xử lý các cuộc biểu tình ở Thái Lan không.

chiu-ap-luc-ve-van-de-nhan-quyen-duoi-thoi-trump-philippines-va-campuchia-hoi-hop-theo-doi-biden.jpg
Bị chính quyền Obama trừng phạt vì nắm quyền thông qua cuộc đảo chính quân sự, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha rất thích cách tiếp cận của ông Trump

Dưới thời Trump, những nhà lãnh đạo chuyên quyền nước khác hiếm có cơ hội cầm quyền mà không bị áp lực liên tục từ Mỹ. Điều đó liệu có thể thay đổi dưới thời Biden?

Đại sứ DeSombre thường nói lời tốt đẹp về Thái Lan kể từ khi đến đây vào tháng 1.2020. Tại cuộc thảo luận do Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ - Thái Bình Dương tổ chức vào cuối tháng 10.2020, DeSombre ca ngợi phản ứng của Thái Lan với đại dịch là "một trong những câu chuyện thành công của thế giới."

Ông cho biết Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (có văn phòng lớn nhất bên ngoài Mỹ tại Bangkok) đã làm việc chặt chẽ với Bộ Y tế Công cộng và các quan chức khác của Thái Lan về ứng phó với đại dịch.

Thế nhưng với Prayuth Chan-ocha, không có gì đảm bảo rằng chính quyền Joe Biden sẽ tập trung vào kinh doanh như vậy. Năm 2014, chính quyền Barack Obama, thời mà Biden làm Phó tổng thống, đã tạm thời đóng băng hỗ trợ quân sự cho Thái Lan sau khi tướng Prayuth Chan-ocha tổ chức đảo chính và lên nắm quyền.

Cùng thời điểm Prayuth Chan-ocha sử dụng DeSombre như "một cánh quạt thời tiết", Robert O'Brien, Cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, đã ở Philippines.

chiu-ap-luc-ve-van-de-nhan-quyen-duoi-thoi-trump-philippines-va-campuchia-hoi-hop-theo-doi-biden-hinh-anh.jpg
Teodoro Locsin Jr., Bộ trưởng Ngoại giao Philippines và Robert O'Brien, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, chạm khuỷu tay vào thành phố Pasay,Philippines hôm 23.11 - ảnh: Reuters

Gặp Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro Locsin Jr., Robert O'Brien đảm bảo với Philippines rằng họ có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ của Mỹ trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.

"Chúng tôi đã hỗ trợ bạn và chúng tôi sẽ không rời đi", Robert O'Brien nói.

Phát biểu với các phóng viên khu vực châu Á sau hội đàm thông qua cuộc gọi hội nghị, Robert O'Brien nói: "Chúng tôi có một đường bờ biển Thái Bình Dương dài. Chúng tôi cũng là một cường quốc Thái Bình Dương và có những cam kết dài hạn ở đây. Chúng tôi đã có những cam kết đó cho dù chúng tôi được lãnh đạo bởi một đảng viên Dân chủ hay tổng thống thuộc đảng Cộng hòa".

Phần cuối cùng là mối quan tâm của Chính phủ Philippines.

Liệu có thực sự có sự nhất trí của lưỡng đảng ở Mỹ để đứng lên chống lại Trung Quốc, như Robert O'Brien đã hứa?

Tại thời điểm này, Chính phủ Philippines đang hướng ánh mắt về ông Biden chứ không phải Robert O'Brien.

Một tình huống ở Philippines có vẻ đã chín muồi để nảy sinh mâu thuẫn với ông Biden: Cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte, nơi kẻ mạnh không ngại cắt giảm nhân quyền.

Rodrigo Duterte đã rủi ro với việc đặt cược của mình gần đây. Ngay trước khi Robert O'Brien đến thăm, Philippines đã đình chỉ quyết định chấm dứt Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (vốn tồn tại 20 năm với Mỹ) thêm 6 tháng nữa, trong đó tạo điều kiện cho quân đội Mỹ nhập cảnh vào Philippines để tham gia các cuộc tập trận quân sự hàng năm.

Được ký năm 1998, Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng được coi là khuôn khổ pháp lý cho sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Philippines và cho phép hai nước tiến hành hằng trăm cuộc tập trận chung thường niên cũng như hỗ trợ nhân đạo.

Vào tháng 2.2020, Tổng thống Rodrigo Duterte đã thông báo rằng sẽ chấm dứt thỏa thuận này sau khi Quốc hội Mỹ tiến hành áp đặt các biện pháp trừng phạt với các quan chức hàng đầu Philippines bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.

Hồi tháng 6.2020, ông Rodrigo Duterte đã tạm hoãn quyết định đó và tạm thời khôi phục thỏa thuận do lo ngại về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Song đây không phải là thỏa thuận cuối cùng và Robert O'Brien bày tỏ hy vọng về một thỏa thuận lâu dài khi nói với các phóng viên: "Chúng tôi rất cảm kích khi được nghe một lần nữa về việc kéo dài thời gian Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng. Hãy chuyển sang thỏa thuận dài hạn hơn".

Trong 6 tháng tới, Tổng thống Rodrigo Duterte chắc chắn sẽ cân nhắc các lựa chọn của mình.

chiu-ap-luc-ve-van-de-nhan-quyen-duoi-thoi-trump-philippines-va-campuchia-hoi-hop-theo-doi-biden2.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc - Vương Nghị chào đón Thủ tướng Campuchia - Hun Sen tại sân bay quốc tế Bắc Kinh ngày 5.2.2020 - ảnh: Reuters

Tại Campuchia, Thủ tướng Hun Sen, nắm quyền từ tháng 12 năm 1984, có khả năng cũng đang theo dõi sát sao chính quyền Biden.

Ngày 16.11.2020, các nhà lập pháp đảng Dân chủ, bao gồm Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren và Thượng nghị sĩ kỳ cựu Dianne Feinstein, đã gửi một bức thư nặng lời cho Ngoại trưởng Mỹ - Mike Pompeo, thúc giục các biện pháp trừng phạt kinh tế với chính quyền Hun Sen.

Chính phủ Mỹ cùng các đồng minh gửi thông điệp mạnh mẽ đến Hun Sen rằng cuộc đàn áp của ông với phe đối lập về quyền tự do ngôn luận là không thể chấp nhận được. Thế nhưng, Campuchia đang truyền tải thông điệp của riêng mình tới ông Biden.

Vào tháng 10.2020, không lâu sau khi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các lệnh trừng phạt với Campuchia vì vấn đề nhân quyền, chính phủ của Thủ tướng Hun Sen đã ký một hiệp định thương mại tự do, lần đầu tiên với Trung Quốc.

Việc xích lại gần Trung Quốc như lựa chọn cho Campuchia nếu cảm thấy cần phải loại bỏ áp lực từ Mỹ. Theo chính sách không can thiệp của mình, Trung Quốc không nói về các vấn đề nhân quyền nước khác.

Phản ứng của Campuchia với các lệnh trừng phạt của EU là một trường hợp cần cảnh giác với ông Biden và phụ tá lâu năm của mình là Antony Blinken – người sẽ giữ vị trí Ngoại trưởng Mỹ trong chính quyền mới.

Không chỉ có những người cầm quyền độc đoán hướng ánh mắt về chính quyền Biden. "Malaysia sẽ cần phải hiểu chính quyền mới của Mỹ càng nhanh càng tốt", Hishammuddin Tun Hussein, Ngoại trưởng nước này cho biết vào tháng 11.

Bài liên quan
Trump làm hàng trăm ngàn người nhập cư và xin tị nạn ở Mỹ khốn đốn, Biden hứa đảo ngược điều này
Việc Tổng thống Donald Trump thúc đẩy đàn áp nhập cư bất hợp pháp và đại tu hệ thống nhập cư hợp pháp là trọng tâm của chiến dịch tranh cử năm 2016 của đảng Cộng hòa, hiện vẫn nằm vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự của ông ở Nhà Trắng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chịu áp lực về vấn đề nhân quyền dưới thời Trump, Campuchia và Philippines hồi hộp theo dõi Biden