Tạp chí Nikkei Asian Review qua điều tra phát hiện tình trạng bất chấp hạn chế xuất khẩu hiện hành, sản phẩm bán dẫn do đơn vị Nhật sản xuất vẫn vào được thị trường Nga thông qua giao dịch sang nước thứ 3.

Chip Nhật lách lệnh trừng phạt để vào Nga

Cẩm Bình | 20/06/2023, 09:00

Tạp chí Nikkei Asian Review qua điều tra phát hiện tình trạng bất chấp hạn chế xuất khẩu hiện hành, sản phẩm bán dẫn do đơn vị Nhật sản xuất vẫn vào được thị trường Nga thông qua giao dịch sang nước thứ 3.

chip.jpg

Tháng 3.2022, Nhật hưởng ứng lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga bằng cách áp đặt hạn chế xuất khẩu nhiều hàng hóa cho Nga, trong đó có sản phẩm bán dẫn.

Nhằm xem xét mức độ hiệu quả của hạn chế xuất khẩu, Nikkei Asian Review thu thập dữ liệu hải quan Nga từ công ty nghiên cứu Export Genius (Ấn Độ) và kiểm tra hồ sơ nhập khẩu từ ngày 24.2.2022 đến ngày 31.3.2023. Phân tích số giao dịch trị giá 50.000 USD trở lên cho thấy có ít nhất 89 giao dịch sản phẩm bán dẫn liên quan đến đơn vị sản xuất Nhật.

89 giao dịch này mua bán đến 2 triệu đơn vị sản phẩm bán dẫn, tổng trị giá khoảng 11 triệu USD. Đơn vị Trung Quốc (tính cả Hồng Kông) chiếm hơn 70% số lô hàng, theo sau là Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tháng 4 vừa qua, Nikkei Asian Review từng đưa tin một số công ty thương mại ở Hồng Kông cùng nhiều nơi khác xuất khẩu sản phẩm bán dẫn của đơn vị sản xuất Mỹ sang Nga.

Lệnh trừng phạt do Mỹ ban hành áp dụng với cả đơn vị ở nước thứ 3, trong khi đó Luật Ngoại hối của Nhật chỉ điều chỉnh được hoạt động xuất khẩu trực tiếp từ nước này.

Dữ liệu thương mại Nhật cho thấy năm ngoái có 150.000 đơn vị sản phẩm bán dẫn được xuất khẩu sang Nga, giảm 85% so với năm 2021. Tuy nhiên Tokyo không thể kiểm soát giao dịch thông qua quốc gia khác.

Nikkei Asian Review xác định vào tháng 10.2022, một công ty trụ sở Hồng Kông xuất khẩu khoảng 40.000 đơn vị sản phẩm bán dẫn do đơn vị Nhật Kioxia Holdings sản xuất cho một đối tác Nga với giá 170.000 USD. Một cá nhân mà Ukraine cáo buộc có liên quan đến hoạt động sản xuất vũ khí của Nga là cổ đông công ty Nga nói trên.

Kioxia thừa nhận sản phẩm của mình phải chịu hạn chế xuất khẩu, đồng thời khẳng định đã yêu cầu các nhà phân phối tuân thủ quy định ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên công ty không thể xác thực được bất cứ trường hợp bán hàng sang Nga nào.

Tháng 3.2022, công ty Trung Quốc King-Pai Technology bán lô sản phẩm bán dẫn của một đơn vị Nhật khác với giá 150.000 USD cho đối tác Nga. Đến tháng 6, Bộ Thương mại Mỹ trừng phạt King-Pai do làm ăn với công ty quân sự Nga.

Tháng 5 vừa qua, các nhà lãnh đạo nhóm G7 tuyên bố sẽ tìm cách xử lý lỗ hổng trong sự trừng phạt. Việc ngăn tình trạng lách trừng phạt trong chuỗi cung ứng sản phẩm bán dẫn đầy phức tạp là thử thách lớn đối với Nhật.

Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chip Nhật lách lệnh trừng phạt để vào Nga