Hôm qua (25.4), tại phiên họp thường kỳ của Văn phòng Chính phủ (VPCP) về nội dung phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, ông Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP, cho biết các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, tình hình kinh tế tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2015 vẫn trong xu hướng hổi phục tích cực.
Tuy nhiên, có một số khó khăn mới nổi lên như tình trạng hạn hán gay gắt ở một số địa phương, nhập siêu có dấu hiệu gia tăng, việc tiêu thụ nông sản bế tắc...
Theo ông Nên, kết luận phiên họp, Thủ tướng yêu cẩu các thành viên Chính phủ trong thời gian tới tiếp tục tập trung điều hành, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh trên cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, xuất hiện khó khăn nào lập tức cẩn tập trung xử lý.
Thủ tướng cũng yêu cầu triển khai đồng bộ các biện pháp khơi thông dòng vốn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và nhập siêu; tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy và tạo sự đột phá trong lĩnh vực du lịch, nhất là thu hút khách quốc tế đến VN.
Thủ tướng lưu ý Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN) có các giải pháp bảo đảm cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững.
“Phải hết sức chủ động kiểm soát chặt chẽ, không để lặp lại tình trạng bong bóng bất động sản mà mấy năm trước đây chúng ta đã phải rất gian nan để xử lý”, ông Nên trích lời Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ. NHNN phải bảo đảm điểu hành tỉ giá, thị trường ngoại hối ổn định, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến của lạm phát. Bộ Tài chính phải tập trung kiểm soát chi ngân sách nhà nước, bảo đảm triệt để tiết kiệm, mức bội chi đã được Quốc hội thông qua.
Tại họp báo, trả lời câu hỏi về tình trạng trạm thu phí đang “mọc lên như nấm” do các dự án đường bộ được xây dựng theo hình thức BOT ngày càng nhiều, ông Nguyễn Văn Nên cho biết: “Việc thu phí đế tạo nguổn vốn bảo trì hệ thống đường bộ là rất cần thiết và đang được thực hiện theo Nghị định số 18/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Nguồn thu này không sử dụng để bảo trì các dự án giao thông đường bộ BOT”.
Theo ông Nên, các phương tiện giao thông đường bộ ngoài việc chịu khoản phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện, khi tham gia giao thông qua các tuyến đường bộ BOT thì vẫn phải chịu phí do được hưởng các dịch vụ giao thông tốt hơn.
“Hiện nay, các dự án đường cao tốc có mức thu phí riêng theo phương án hoàn vốn của từng dự án BOT. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài chính rà soát các trạm thu phí dự án BOT trên các tuyến quốc lộ, bảo đảm thực hiện đúng các quy định hiện hành và khẩn trương chỉ đạo nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể các trạm thu phí BOT trên các tuyến quốc lộ trên phạm vi toàn quốc, trình cấp có thẩm quyển phê duyệt theo quy định”, ông Nên nói.
Trả lời việc một số doanh nghiệp FDI có hành vi chuyển giá, trốn thuế như Honda, METRO..., ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết với sai phạm của Công ty Honda VN, Bộ Tài chính đã kiểm tra và truy thu 182 tỉ đổng nhưng vẫn còn một khoản công ty này chưa chấp hành. “Chúng tôi đang thực hiện các biện pháp xử lý tiếp theo với Honda VN” ông Tuấn nói.
Mạnh Quân (theo Thanh Niên)