Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đến năm 2030”.

Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0 đến năm 2030: Ứng dụng mạnh mẽ KH-CN

01/05/2020, 07:12

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đến năm 2030”.

Ảnh: Internet

Theo tính toán của Công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG), nếu tận dụng được CMCN 4.0 có thể đem lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, đến năm 2030, GDP của nước ta có thể tăng thêm từ 28,5 - 62,1 tỉ USD, tùy theo mức độ ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp, tương đương với mức tăng thêm từ 7 - 16% GDP (so với kịch bản không tham gia CMCN 4.0).

Ngoài ra, CMCN 4.0 sẽ làm tăng ròng từ 1,3 - 3,1 triệu việc làm, mặc dù có thể làm thay đổi cấu trúc việc làm trong nền kinh tế. Đến năm 2030, năng suất lao động tính bằng GDP/lao động sẽ tăng thêm từ 315 - 640 USD.

Vì vậy, Nhà nước ta đã có định hướng xây dựng chính sách và một số chương trình, chính sách để chủ động tham gia CMCN 4.0, nhấn mạnh tới ứng dụng và phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Theo Dự thảo, thực hiện CMCN 4.0 trên cơ sở thúc đẩy nghiên cứu phát triển và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong doanh nghiệp và quản lý nhà nước, xây dựng Chính phủ số là đột phá; coi giáo dục, đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao, nghiên cứu và làm chủ một số công nghệ là nhân tố cốt lõi; lấy cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế và bảo đảm an toàn, an ninh mạng làm tiền đề.

Áp dụng các công nghệ của CMCN 4.0 trong xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số để quản lý nhà nước thông minh hơn, nhanh hơn, minh bạch hơn, hiệu lực và hiệu quả hơn. Áp dụng các công nghệ của CMCN 4.0 để nâng cấp, chuyển đổi hệ thống sản xuất kinh doanh hiện tại nhằm tối ưu hóa phân bổ nguồn lực, phát triển sản xuất, cắt giảm chi phí, mở rộng thị trường, quản trị chuỗi cung ứng tốt hơn…

Trên cơ sở đó, Dự thảo nêu rõ mục tiêu đến năm 2030 của Việt Nam là nâng cao chất lượng môi trường thể chế kinh doanh, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng KH-CN. Cụ thể, duy trì xếp hạng về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN và Chỉ số chất lượng pháp luật thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu.

Là Trụ cột Thể chế trong xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thuộc nhóm 40 nước đứng đầu (nhóm 40); duy trì chỉ số An ninh mạng toàn cầu của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) thuộc nhóm 30 nước đứng đầu (nhóm 30).

Ngoài ra, đến năm 2030, Việt Nam cần nâng cao năng lực nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp và nền kinh tế, hướng tới làm chủ một số công nghệ quan trọng của CMCN 4.0. Trong đó, duy trì trụ cột Năng lực đổi mới sáng tạo trong xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thuộc nhóm 40 nước đứng đầu (nhóm 40). Kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7,5%/năm. Tổng đầu tư xã hội cho nghiên cứu và phát triển (R&D) đạt ít nhất 2% GDP.

Bên cạnh những mục tiêu nêu trên, Dự thảo cũng nhấn mạnh tới mục tiêu hoàn thành xây dựng Chính phủ số; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật số để đến năm 2030, Việt Nam đạt mức Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN; trụ cột Ứng dụng CNTT trong xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thuộc nhóm 20 nước đứng đầu (nhóm 20); mạng 5G phủ sóng toàn quốc.

Thu Anh

Bài liên quan
ACV sẽ dùng gần 4.000 tỉ đồng tiết kiệm để làm đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành
Với khoản tiết kiệm gần 4.000 tỉ đồng từ chi phí dự phòng và đấu thầu, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất đầu tư thêm một đường băng tại sân bay Long Thành ngay trong giai đoạn 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0 đến năm 2030: Ứng dụng mạnh mẽ KH-CN