Theo Medical Express, các nhà khoa học ở Đại học York (Anh) đã theo dõi tác động của độc tố từ khói thuốc lá trong việc hủy hoại ADN. Đặc biệt, điều này cho phép khoa học hiểu được mối liên hệ giữa hút thuốc và ung thư bàng quang.
Các nhà khoa học đã phát triển các mô bàng quang của người trong phòng thí nghiệm và dùng chất độc từ khói thuốc lá tác động đến các mô đó. Sau khi ghi nhận có thiệt hại, các chuyên gia đã phân tích ADN để phát hiện các đột biến đặc trưng.
Hóa ra, độc tố chắc chắn đã để lại dấu vết đáng kể trong ADN của các mô bàng quang. Tuy nhiên, độ tác động tương đối nhỏ. Theo các nhà khoa học, trên thực tế, không có khả năng độc tố từ khói thuốc lá thực sự có thể dẫn đến sự phát triển của ung thư bàng quang mà chỉ tăng tốc các quá trình khác gây nguy hiểm cho ADN.
Đặc biệt, các enzyme APOBEC thu hút sự chú ý của các chuyên gia. Chúng tiêu diệt vi rút bằng cách tạo ra đột biến ADN của các mầm bệnh này. Đây là một cơ chế phòng thủ bình thường, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy các enzyme APOBEC có thể nhầm mục tiêu ADN của người trong một số loại ung thư.
Có cơ sở để tin rằng trong những điều kiện nhất định, cơ chế này bắt đầu hoạt động chống lại cơ thể vật chủ, tấn công ADN của người. Hậu quả là ung thư phát triển. Các nhà khoa học có kế hoạch tiếp tục nghiên cứu để tìm ra cách thức và lý do tại sao enzyme APOBEC được kích hoạt trong tế bào bàng quang.
Vũ Trung Hương