Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến chỉ số sản xuất của thế giới chững lại trong những tháng cuối năm 2018.

Chỉ số sản xuất của thế giới giảm vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc

Hà Ngọc Bách | 02/01/2019, 20:09

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến chỉ số sản xuất của thế giới chững lại trong những tháng cuối năm 2018.

Theo Reuters, hoạt động của các nhà máy trên khắp châu Âu và châu Á giảm trong tháng 12.2018, khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc làm giảm nhu cầu sản xuất của nhiều nền kinh tế.

Một loạt Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI)tháng 12 tại các nước trên toàn cầu đã được công bố trong ngày 2.1.2019 cho thấy, xu hướng chủ yếu là sụt giảmchậm lại của hoạt động sản xuất trên toàn cầu.

"Chúng tôi đang thực sự chứng kiến sự suy giảm toàn cầu trong năm nay và đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế định hướng xuất khẩu đang bị tổn thương", Irene Cheung, chiến lược gia châu Á tại ANZ cho biết.

Theo ông Irene Cheung, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu dường như sẽ không thay đổi chính sách trong năm 2019 và điều này sẽ khiến triển vọng kinh tế toàn cầu khó thay đổi.

Hoạt động sản xuất khu vực đồng euro hầu như không tăng trưởng vào cuối năm 2018, mang đến sự thất vọng cho các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu, ngay sau khi họ kết thúc chương trình mua tài sản trị giá 2,6 nghìn tỉ euro.

Ý và Pháp hiện đang là hai nền kinh tế có chỉ số PMI trong tháng 12.2018 colại. Trong đó, PMI của Pháp đã lần đầu tiên colại trong 27 tháng qua. PMI của Tây Ban Nha và Đức đều tăng nhưng rất chậm, ở mức thấp nhất trong 2,5 năm qua.

Tuy nhiên, PMI của Anh tăng ở mức khá khi các nhà máy ở đây phải chuẩn bị nguyên liệu trong bối cảnh nước này sắp rời khỏi khối EU. Chỉ số PMI của Anh tháng 12.2018 tăng mạnh nhất trong 6 tháng qua, vượt qua dự đoán trước đó của các chuyên gia kinh tế, theoReuters.

Trong khi đó, theo khảo sát của Caixin/IHS Markit thì PMI của Trung Quốc trong tháng 12.2018 cũng co lại, lần đầu tiên trong 19 tháng qua. Sự suy giảm sản xuất của Trung Quốc lan sang hầu hết các nền kinh tế khác ở châu Á.

Tốc độ gia tăng sản xuất của Malaysia chậm lại với PMI tăng chậm nhất kể từ năm 2012 và Đài Loan đã giảm mức tăng PMI xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9.2015.

Trong khi đó, số liệu chính thức cho thấy GDP của Singapore trong quý 4.2018 tăng trưởng chậm hơn so với các dự báo trước đó.

Với việc tăng trưởng kinh tế chậm ở hầu hết các nền kinh tế châu Á khiến ngân hàng trung ương của các nền kinh tế này khó có thể đưa ra chính sách thắt chặt trong năm 2019, theo Reuters.

Trong một hội nghị thường niên hồi tháng trước, các lãnh đạo Trung Quốc cho biết nước này sẽ tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế của mình trong năm 2019. Nước này sẽ dùng các chính sách như cắt giảm thuế, tăng cường sự thanh khoản để thúc đẩy kinh tế. Ngoài ra Trung Quốc sẽ đối thoại với Mỹ để sớm kết thúc chiến tranh thương mại giữa hai nước.

Nền kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến mức tăng trưởng GDP chỉ 6,5% trong quý 3.2018, mức thấp nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2008 nổ ra. Nước này dự kiến đề ra mục tiêu tăng trưởng GDPchỉ từ 6 đến 6,5% trong năm nay.

Thiên Hà (theo Reuters)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ số sản xuất của thế giới giảm vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc