Theo công ty tư vấn TMX, Việt Nam là nước có chi phí vận hành nhà máy thấp thứ 3 trong số 9 quốc gia họ tiến hành khảo sát, đứng sau Campuchia và Myanmar.

Chi phí vận hành nhà máy tại Việt Nam ở mức thấp

Cẩm Bình | 17/01/2022, 09:58

Theo công ty tư vấn TMX, Việt Nam là nước có chi phí vận hành nhà máy thấp thứ 3 trong số 9 quốc gia họ tiến hành khảo sát, đứng sau Campuchia và Myanmar.

Báo cáo “Cuộc dịch chuyển chuỗi cung ứng lớn phá vỡ chi phí kinh doanh ở châu Á” của TMX chỉ ra rằng tổng chi phí vận hành trung bình cho một công ty sản xuất tại Việt Nam dao động từ 79.280 - 209.087 USD/tháng. Nước có chi phí vận hành cao nhất là Singapore với 366.561 USD/tháng, thứ 2 là Thái Lan với 142.344 USD/tháng.

Ở chỉ số chi phí lao động, chiếm đến 55% tổng chi phí, Việt Nam có chi phí lao động thấp thứ 4 với mức trung bình 108.196 USD/tháng, đứng sau Campuchia, Myanmar và Philippines.

TMX đánh giá Việt Nam đem lại nguồn lao động dồi dào với chi phí lao động hợp lý, nhưng lao động tay nghề cao ở nhiều ngành nghề còn ít.

vietnam-pmi.jpg
Việt Nam là nước có chi phí vận hành nhà máy tương đối thấp - Ảnh: Vietnam Insider

Về năng lực cạnh tranh, Việt Nam xếp thứ 5 sau Singapore, Malaysia, Ấn Độ và Thái Lan.

Về giá thuê kho - yếu tố lớn thứ 2 trong tổng chi phí, giá thuê trung bình tại Việt Nam khá phải chăng: 5 USD/m2/tháng, chỉ cao hơn Thái Lan, Myanmar và Campuchia.

Về chi phí kho vận, Việt Nam được xếp vào nhóm thị trường tiềm năng cao, nghĩa là quốc gia chi phí kho vận tương đối cao nhưng có khả năng mở rộng.

Ngoại trừ Singapore, 8 quốc gia được TMX khảo sát đều tham gia vào ít nhất 1 trong 3 giai đoạn của chuỗi giá trị sản xuất (lắp ráp dây chuyền cơ bản, chuỗi cung ứng đang phát triển, tự động hóa sớm).

Nước ở giai đoạn đầu chuỗi như Campuchia hay Myanmar thích hợp cho doanh nghiệp dệt may. Philippines, Indonesia và Việt Nam nằm ở giữa giai đoạn đầu với giai đoạn 2, thích hợp với doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chi phí vận hành nhà máy tại Việt Nam ở mức thấp