Các nước thành viên EU đã đồng loạt đưa ra tuyên bố nhằm cam kết thỏa thuận hạt nhân với Iran, đồng thời từ chối đề nghị của Mỹ về việc yêu cầu các nước châu Âu rút khỏi thỏa thuận và cô lập quốc gia Tây Á này.

Châu Âu từ chối rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran theo đề nghị của Mỹ

Hoàng Vũ | 16/02/2019, 18:28

Các nước thành viên EU đã đồng loạt đưa ra tuyên bố nhằm cam kết thỏa thuận hạt nhân với Iran, đồng thời từ chối đề nghị của Mỹ về việc yêu cầu các nước châu Âu rút khỏi thỏa thuận và cô lập quốc gia Tây Á này.

Phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich (Đức)hôm 15.2, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cho biết: "Cùng với Anh, Pháp và toàn bộ Liên minh châu Âu, chúng tôi cam kết duy trì thỏa thuận hạt nhân đã ký kết với Iran vào năm 2015".

“Nếu không có thỏa thuận trên, một điều rõ ràng là, khu vực sẽ không thể an toàn hơn và thậm chí có thể dẫn tới đến những hệ lụy làm nguy hại đến tình hình an ninh ở châu Âu”, ông Heiko Maas khẳng định.

Các bình luận tại Hội nghị an ninh Munich được đưa ra một ngày sau khi Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã cáo buộc một số đồng minh châu Âu cố gắng phá vỡ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và kêu gọi họ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân.

Trước những bình luận của Phó tổng thống Mike Pence, phát biểu tại NATO hôm thứ năm, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini cho rằng việc duy trì thỏa thuận với Iran là điều rất quan trọng đối với nền an ninh tại châu Âu bởi đâylà nền tảng cơ bản tạo cơ sởcho việc không phổ biến vũ khi hạt nhân trên toàn cầu.

Còn tại Paris, Bộ Ngoại giao Phápđã ban hành một tuyên bố trướclời kêu gọi của Mỹ, nói rằng: “Pháp giữ vững lập trường của mình trong việc cam kết thực hiện thỏa thuận hạt nhân với Iran”.

Năm ngoái, Mỹ đã đơn phương rút ra khỏi thỏa thuận có được với Iran từnăm 2015. Theo thỏa thuận, Tehran chấp nhận kiềm hãm chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc dỡ bỏ các biện pháp chế tài mà các cường quốc tây phương đã áp dụng để trừng phạt Iran. Các nước châu Âu sau đó cũng đã lên án việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân trên.

Mỹ và châu Âu hiện còn đang vướng mắc với hàng loạt các vấn đề khác, bao gồm các chỉ trích của Mỹ, cho rằng Đức và các đồng minh khác đang trốn tránh nghĩa vụ NATO bằng việc không chi tiêu đủ cho ngân sách quốc phòng (điều mà Phó tổng thống Mike Pence dự kiến ​​sẽ nhấn mạnh một lần nữa vào hôm 16.2 tại Munich), và những lo ngại của châu Âu về thuế quan mới do Washington áp đặt cũng như quyết định rút khỏi hiệp định khí hậu Paris.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cũng nhấn mạnh, Mỹ cần phải hợp tác với các đối tác của mình để tìm kiếm các giải pháp đa phương cho các vấn đề quốc tế, có thể kể đến việc kiềm chế sức mạnh và ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc.

Hoàng Vũ (theo AP)
Bài liên quan
Toan tính của Mỹ khi điều ‘pháo đài bay’ B-52 gần biên giới Nga
Việc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress gần biên giới Nga đã gây chú ý đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa NATO và Moscow.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Châu Âu từ chối rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran theo đề nghị của Mỹ