Nhiều quốc gia/ vùng lãnh thổ tại châu Á đang đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vắc xin COVID-19 của hãng AstraZeneca mặc dù niềm tin đối với sản phẩm này bị ảnh hưởng trong thời gian qua.

Châu Á tăng tốc tiêm vắc xin COVID-19 Astra Zeneca

Cẩm Bình | 23/03/2021, 07:48

Nhiều quốc gia/ vùng lãnh thổ tại châu Á đang đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vắc xin COVID-19 của hãng AstraZeneca mặc dù niềm tin đối với sản phẩm này bị ảnh hưởng trong thời gian qua.

Hàng loạt nước châu Âu trước đó tạm ngừng sử dụng vắc xin của AstraZeneca do ghi nhận hiện tượng đông máu sau tiêm, tuy nhiên đều đã tái khởi động chương trình tiêm chủng sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu sau đánh giá sơ bộ kết luận vắc xin an toàn.

Là loại vắc xin COVID-19 được phát triển sớm, giá thành rẻ và có thể cung ứng số lượng lớn, sản phẩm của AstraZeneca đóng vai trò “mũi nhọn chính” trong nỗ lực chủng ngừa rộng rãi ở nhiều quốc gia/ vùng lãnh thổ – đặc biệt là quốc gia đang phát triển. Diễn biến tạm ngừng sử dụng dù chỉ diễn ra ngắn ngủi nhưng vẫn làm dấy lên lo ngại sẽ kéo chậm cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch.

1041668.jpg
Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca giá thành rẻ và có thể cung cấp số lượng lớn - Ảnh: Getty Images

Tuy nhiên, tốc độ triển khai tiêm vắc xin của AstraZeneca ở châu Á vẫn rất nhanh chóng. Việt Nam vẫn thực hiện chương trình tiêm chủng và đến nay chưa ghi nhận trường hợp đông máu sau tiêm nào.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tiêm vắc xin của AstraZeneca. Nhiều thành viên chính quyền Thái cũng đã tiêm sau đó.

Indonesia cho phép sử dụng lại từ ngày 22.3 kèm theo khuyến cáo không dùng cho người có rối loại đông máu. Đài Loan cũng vừa khởi động chương trình tiêm chủng với người nhận mũi tiêm đầu tiên là quan chức đứng đầu cơ quan hành pháp Tô Trinh Xương cùng người đứng đầu cơ quan y tế Trần Thời Trung.

“Tôi vừa tiêm xong, chỗ tiêm lẫn cơ thể đều không đau nhức”, ông Tô phát biểu sau khi tiêm.

1024x681_733820490473.jpg
Quan chức đứng đầu cơ quan hành pháp Đài Loan Tô Trinh Xương tiêm vắc xin COVID-19 - Ảnh: Focus Taiwan

Chính quyền Hàn Quốc chuẩn bị chủng ngừa cho người lớn tuổi bằng vắc xin của AstraZeneca. Tổng thống Moon Jae-in (68 tuổi) sẽ tiêm vào ngày 23.3.

Nỗ lực tiêm chủng phải đối mặt với vấn đề nguồn cung. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen mới đây lại cảnh báo sẽ ban hành lệnh cấm xuất khẩu vắc xin COVID-19 trừ phi AstraZeneca giao đủ hơn 90 triệu liều cho Liên minh châu Âu (EU) trong quý 1.2021 như cam kết. Viện Huyết thanh Ấn Độ - đơn vị nhận sản xuất vắc xin cho AstraZeneca - cũng thông báo với Brazil, Ả Rập Saudi, Morocco rằng đợt hàng dự kiến giao trễ vì họ cần hàng cho chính nhu cầu trong nước.

Cơ quan quản lý Dược phẩm Úc hôm 21.3 cấp phép cho vắc xin của AstraZeneca được sản xuất tại nhà máy công ty CSL (Melbourne).

CSL đặt mục tiêu sản xuất 1 triệu liều vắc xin/tuần, trong suốt 12 tuần tới – giúp Úc chủ động nguồn cung phục vụ chương trình tiêm chủng.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Châu Á tăng tốc tiêm vắc xin COVID-19 Astra Zeneca