Bình luận về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương nhận định, văn bản quy phạm pháp luật trong kinh doanh của Việt Nam vẫn còn thiếu mục tiêu.

Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam cơ bản vẫn "tồi"

Một Thế Giới | 23/12/2015, 08:21

Bình luận về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương nhận định, văn bản quy phạm pháp luật trong kinh doanh của Việt Nam vẫn còn thiếu mục tiêu.

TS Cung cho biết, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của nước ta về cơ bản vẫn "tồi" mặc dù những văn bản quy phạm pháp luật này đã được xây dựng dựa trên cách tiếp cận với các tiêu chuẩn của thế giới do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đặt ra. Trên thực tế, ở Việt Nam, việc tìm ra 10 quy định pháp luật "tồi nhất" còn dễ hơn là tìm ra 10 quy định pháp luật "tốt nhất".
Đầu tiên, theo TS Cung, tiêu chuẩn của OECD là quy định đó phải có chính sách rõ ràng, đạt mục tiêu hiệu quả. Trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật của ta rất ít khi xác định mục tiêu. Nếu xác định mục tiêu thì mục tiêu rất chung chung đó là quản lý, nhưng quản lý lại không phải là mục tiêu.
"Trên thực tế, mục tiêu là do cơ quan nhà nước áp đặt xuống chứ không phải vì doanh nghiệp. Theo đó, quy định pháp luật của chúng ta là thường thiếu mục tiêu", TS Cung cho biết.
Thứ hai, văn bản pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở thực tiễn và khoa học rõ ràng. Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật hiện nay phần lớn thiếu cơ sở khoa học hoặc thiếu cơ sở thực tiễn mà chỉ dựa trên ý tưởng chủ quan ban hành.
Thứ ba, tiêu chuẩn của OECD đặt ra là lợi ích phải vượt chi phí. Song quá trình làm luật lại không phân tích rõ ràng, áp dụng một cách hình thức, làm theo quy trình thủ tục hơn là biến văn bản thành công cụ để nâng cao chất lượng quy định của pháp luật.
Thứ tư, quy định đặt ra phải thúc đẩy cạnh tranh công bằng, không được hạn chế tối đa làm méo mó thị trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn đầy rẫy những hạn chế cạnh tranh khi đặt ra các yêu cầu, điều kiện.
Điển hình là yêu cầu đặt ra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo Nghị định 109, doanh nghiệp phải có kho chứa và nhà máy xay xát. Ông Cung cho rằng yêu cầu này có thể khiến cho các DN khác không thể gia nhập thị trường.
"Cá nhân tôi nhận thấy rằng điều này không có một cơ sở khoa học. Đây là một hình thức làm hạn chế cạnh tranh, làm méo mó thị trường, bảo vệ lợi ích cho một nhóm nào đó, đó là thiệt hại chung cho xã hội", TS Cung nhận định.

"Ngoài ra, văn bản quy phạm phải rõ ràng, đơn giản đối với người sử dụng và phải tương thích với sự cạnh trạnh, thuận lợi thương mại. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn kém ở khâu tổ chức và thực hiện khi việc thực hiện phần lớn là tôn trọng công văn điều hành và thông tư nhiều hơn, tạo quyền lực cho người thực hiện. Và điều này sẽ khiến cho luật pháp của chúng ta kém hiệu lực trên thực tế.

Trong 30 năm thay đổi vừa qua, nguyên nhân khiến văn bản của chúng ta kém hiệu quả là do cải cách chuyển sang kinh tế thị trường, tư duy quản lý điều hành vẫn chi phối trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước", TS Cung cho hay.
Tuyết Nhung
Bài liên quan
Nvidia ra mắt mô hình AI sửa đổi giọng nói, tạo âm thanh mới lạ từ văn bản tương tự của OpenAI, Meta
Hôm 25.11, Nvidia đã trình làng mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới có khả năng tạo nhạc, sửa đổi giọng nói, tạo ra những âm thanh mới lạ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam cơ bản vẫn "tồi"