Nhóm các nhà khoa học nhận định như vậy trong một bài viết được đăng trên bản tin hàng tuần của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC).

CDC Trung Quốc: Các vắc xin mới có hiệu quả ngăn lây nhiễm là chìa khóa kiểm soát COVID-19

Sơn Vân | 07/02/2022, 14:54

Nhóm các nhà khoa học nhận định như vậy trong một bài viết được đăng trên bản tin hàng tuần của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC).

Việc khôi phục sự di chuyển của người dân bình thường đến các khu vực áp dụng Zero COVID như Trung Quốc có thể gây ra khoảng 2 triệu ca tử vong trong một năm và chìa khóa để kiểm soát vi rút là phát triển các loại vắc xin có khả năng ngăn ngừa lây nhiễm tốt hơn, theo các nhà nghiên cứu nước này.

Chính sách Zero COVID bị giám sát ngày càng nhiều trong những tuần gần đây khi Trung Quốc tổ chức Thế vận hội mùa đông ở thủ đô Bắc Kinh trong khi áp dụng các biện pháp hạn chế sâu rộng để cố gắng ngăn chặn sự lây lan biến thể Omicron.

Zero COVID là chính sách gây mâu thuẫn với phần còn lại của thế giới và thiệt hại kinh tế ngày càng lớn, nhưng các nhà chức trách Trung Quốc lo lắng về khả năng hệ thống chăm sóc sức khỏe không thể đối phó và thích ứng với các chủng SARS-CoV-2 mới.

Vào năm ngoái, các chuyên gia y tế Trung Quốc tin rằng tỷ lệ tiêm vắc xin cao hơn cuối cùng sẽ cho phép nước này nới lỏng các quy định cứng rắn về di chuyển và xét nghiệm khi tỷ lệ lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 ở những nơi khác chậm lại. Thế nhưng, sự xuất hiện của biến thể Omicron có khả năng truyền nhiễm cao đã làm tiêu tan những hy vọng đó.

"Với đất nước rộng lớn có dân số 1,4 tỉ người, phải nói rằng hiệu quả chi phí cho công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh là vô cùng cao", theo Liang Wannian, người đứng đầu nhóm chuyên gia phòng chống dịch bệnh tại Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.

Các nhà khoa học và chuyên gia y tế cộng đồng Trung Quốc đã nhắc lại sự cần thiết của việc duy trì các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, nói rằng nguy cơ lây truyền quá cao và hàng loạt sẽ gây ra áp lực không thể chịu đựng được cho hệ thống y tế.

Các nhà khoa học đã sử dụng nghiên cứu từ Chile và Anh để tính toán hiệu quả cơ bản của vắc xin COVID-19 hiện tại. Ở Chile là CoronaVac của hãng Sinovac, còn tại Anh là vắc xin Pfizer và AstraZeneca. Hiệu quả chống lại bệnh COVID-19 có triệu chứng và tử vong dựa trên dữ liệu được trích xuất từ ​​một nghiên cứu về CoronaVac ở Chile.

Họ ước tính hiệu quả cơ bản của các loại vắc xin hiện tại ngăn nhiễm Omicron rất thấp, chống bệnh COVID-19 có triệu chứng là 68,3%, ngăn tử vong là 86%.

Song ngay cả với tỷ lệ tiêm vắc xin toàn cầu là 95%, nếu sự di dân được khôi phục về mức như năm 2019, các nhà nghiên cứu Trung Quốc ước tính rằng tất cả các khu vực áp dụng Zero COVID sẽ chứng kiến ​​hơn 234 triệu ca mắc COVID-19 trong vòng 1 năm, gồm cả 64 triệu ca có triệu chứng và 2 triệu người tử vong.

Nhân loại nên tiếp tục phát triển vắc xin và khám phá những cách thức mới để cải thiện khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm nhằm loại bỏ COVID-19 ở cấp độ toàn cầu”, nhóm các nhà khoa học cho biết trong một bài viết được công bố trên bản tin hàng tuần của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC).

Theo họ, để giảm tỷ lệ mắc COVID-19 xuống mức như bệnh cúm sau khi khôi phục khả năng di chuyển bình thường, hiệu quả của vắc xin ngăn nhiễm Omicron cần phải tăng lên 40% và hiệu quả chống lại bệnh có triệu chứng cần phải tăng lên 90%.

Nhóm các nhà khoa học nói điều quan trọng hơn ở vắc xin mới là ngăn nhiễm vi rút hiệu quả hơn thay vì chống lại bệnh có triệu chứng hoặc tử vong.

Họ cho biết: “Chìa khóa để kiểm soát COVID-19 nằm ở việc phát triển và sử dụng rộng rãi các loại vắc xin có hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa nhiễm vi rút SARS-CoV-2”.

chia-khoa-de-kiem-soat-covid-19-la-cac-vac-xin-moi-ngan-nhiem-vi-rut-tot-hon.jpg
Nhân viên lễ tân đeo khẩu trang và tấm chắn kiểm tra khách tại một khách sạn bên trong vòng khép kín tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 - Ảnh: Reuters

Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất gắn bó với chính sách Zero COVID bất chấp những cảnh báo rằng nó có thể làm tổn hại đến tăng trưởng. Những nước khác như Singapore, Úc và New Zealand đã từ bỏ Zero COVID, ủng hộ cái mà các nhà hoạch định chính sách gọi là "học cách chung sống với COVID-19".

Trung Quốc đã tăng gấp đôi thông điệp về Zero COVID và tiếp tục phong tỏa toàn bộ các thành phố, mới nhất là Bách Sắc ở tỉnh Quảng Tây.

Các quan chức Bách Sắc thông báo rằng không ai được phép rời thành phố và cư dân của một số quận sẽ bị cấm túc trong nhà.

Phó thị trưởng Bách Sắc - Gu Junyan nói: "Việc kiểm soát giao thông trên toàn thành phố sẽ được thực hiện. Về nguyên tắc, các phương tiện và người dân không thể ra vào thành phố... với sự kiểm soát của nhân viên được thực thi nghiêm ngặt và không có sự di chuyển không cần thiết của người dân".

Bách Sắc hôm 4.2 đã phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng là du khách trở về nhà trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh đang được tổ chức trong một “bong bóng kép kín" mà một số vận động viên cho rằng quá khắc nghiệt.

"Trước đây chúng tôi nghĩ rằng COVID-19 về cơ bản có thể được ngăn chặn thông qua vắc xin, nhưng bây giờ có vẻ như không có phương pháp đơn giản nào để kiểm soát nó ngoại trừ các biện pháp toàn diện", Wu Zunyou – trưởng nhóm dịch tễ học của CCDC nói với Thời báo Hoàn cầu hôm 6.2.

Bài liên quan
Vắc xin COVID-19 an toàn với bệnh thấp khớp, nhau thai bảo vệ thai nhi khỏi SARS-CoV-2
Đó là 2 trong 3 nghiên cứu đáng chú ý gần đây liên quan đến COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
CDC Trung Quốc: Các vắc xin mới có hiệu quả ngăn lây nhiễm là chìa khóa kiểm soát COVID-19