Tổng cục Thống kê (TCTK) vừa công bố sách trắng doanh nghiệp Việt nam năm 2020 và sách trắng Hợp tác xã Việt Nam năm 2020. Trong đó, TCTK đề xuất nhiều giải pháp phát triển doanh nghiệp.

Cần giảm chi phí bất hợp lý cho doanh nghiệp

28/04/2020, 17:10

Tổng cục Thống kê (TCTK) vừa công bố sách trắng doanh nghiệp Việt nam năm 2020 và sách trắng Hợp tác xã Việt Nam năm 2020. Trong đó, TCTK đề xuất nhiều giải pháp phát triển doanh nghiệp.

Nhiều giải pháp phát triển doanh nghiệp giai đoạn tới - Ảnh minh họa

Đối với cơ quan nhà nước, báo cáo khuyến nghị thực hiện quyết liệt các giải pháp giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, trước hết là chi phí bất hợp lý phát sinh từ quản lý nhà nước.

Ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, nghiêm túc thực hiện công bố công khai, minh bạch, có so sánh trước và sau khi cắt giảm.

Sửa đổi cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, lấy sản xuất, chế biến chế tạo làm trọng tâm trên cơ sở tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng bền vững, sáng tạo.

Triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân, trong đó khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất sạch, sử dụng hiệu quả tài nguyên.

Có chính sách kinh tế thúc đẩy liên kết doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI liên doanh, liên kết với các DNNVV trong nước; đồng thời nâng cao năng lực doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh khai thác và phát triển thị trường nội địa, nâng cao sức tiêu dùng trong nước và phát triển thương hiệu Việt. Hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa, đặc biệt là các chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu của thị trường trong nước.

Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thiết yếu, vừa phục vụ quá trình chống dịch vừa thúc đẩy cơ cấu lại sản xuất của các ngành hàng theo hướng tăng cường nội lực. Đẩy mạnh thương mại điện tử để khai thác có hiệu quả hơn sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng số hóa nền kinh tế. Nghiên cứu các mô hình, lĩnh vực hoạt động thương mại mới cần có các cơ chế đặc thù, thí điểm có quản lý để xử lý (ví dụ như thương mại số, xử lý tranh chấp thương mại trực tuyến,...).

Hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt các thị trường trong khuôn khổ EVFTA và CPTPP khi dịch bệnh được kiểm soát, thông qua các biện pháp như: Hỗ trợ cung cấp thông tin, kết nối, quảng bá, xúc tiến thương mại; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa, dịch vụ…

Hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc một số ngành phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu như dệt may, kim loại chế tạo, ô tô cơ cấu lại nguồn nguyên liệu, vật liệu, linh phụ kiện. Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ và một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng như thép chế tạo, vải, vật liệu mới... để khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện đầu vào nhập khẩu, trong đó:

Tăng cường các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vượt trội thu hút chuyển dịch đầu tư các ngành sản xuất (trong đó có sản xuất linh phụ kiện) từ Trung Quốc sang Việt Nam; Tập trung chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm chế tạo, giảm dần phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ nước ngoài như các ngành thép chế tạo, vải, vật liệu mới,...

Phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng (cơ khí, chế tạo, năng lượng…), ngành chiến lược có lợi thế cạnh tranh (như công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử, chế tạo thông minh...). Khuyến khích, tạo điều kiện hình thành các tập đoàn kinh tế lớn trong nước trong lĩnh vực công nghiệp (cơ khí, chế tạo, điện máy…) có vai trò dẫn dắt phát triển ngành và có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

Ở phía doanh nghiệp, cần tăng cường đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt các công nghệ lõi có tính tiên phong. Chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; chuẩn hóa sản xuất kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của các thị trường quốc tế.

Tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ, tiến tới nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững: sản xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường, hướng tới nhóm người yếu thế trong xã hội…

Lam Thanh

Bài liên quan
Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần giảm chi phí bất hợp lý cho doanh nghiệp