Đó là chia sẻ của Giáo sư Phạm Hồng Giang – Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam liên quan đến vấn đề Trung Quốc xả lũ bất ngờ hôm 11.10 vừa qua khiến mực nước ở thượng nguồn sông Hồng chảy qua Lào Cai dâng cao bất thường.

Cần đề phòng trường hợp Trung Quốc xả lũ, ta trở tay không kịp

Một Thế Giới | 15/10/2015, 05:31

Đó là chia sẻ của Giáo sư Phạm Hồng Giang – Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam liên quan đến vấn đề Trung Quốc xả lũ bất ngờ hôm 11.10 vừa qua khiến mực nước ở thượng nguồn sông Hồng chảy qua Lào Cai dâng cao bất thường.

Người dân sống ở TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai) sáng 11.10 bất ngờ khi thấy lũ lớn xuất hiện trên sông Hồng. Theo thống kê sơ bộ, lũ làm trôi, chìm một số thuyền sắt của dân xã Quang Kim, huyện Bát Xát, gây ách tắc giao thông cục bộ...
“Hôm 11.10 vừa qua lũ xảy ra trên sông Hồng, chính là do phía Trung Quốc xả nước mùa lũ. Họ xả ồ ạt xuống hạ lưu và chúng ta phải gánh chịu hậu quả. Tuy nhiên, lần xả vừa rồi, mức xả chưa gây hậu quả lớn, nhưng cũng cảnh báo chúng ta phải hết sức đề phòng, sẽ có những trường hợp, tình huống họ xả mà chúng ta trở tay không kịp” - Giáo sư Giang nói.
Trên Dân Trí, Giáo sư Giang phân tích vào mùa khô, Trung Quốc hạn chế xả nước xuống hạ lưu, vì họ tích nước để phục vụ sản xuất điện năng nên Việt Nam phải chịu hạn hán mùa khô. Còn mùa lũ, do các hồ thủy điện của Trung Quốc đã tích đủ nước, khi lũ về họ xả để bảo vệ đập, gây lũ lớn dưới hạ du ở Việt Nam.
Giáo sư Giang cũng cho biết, vấn đề lo ngại nhất hiện nay là thời điểm hiện tại vẫn chưa có cơ chế ràng buộc cụ thể giữa Việt Nam và Trung Quốc khi xả lũ. Phía Trung Quốc cung cấp rất ít thông tin và lại có quan điểm sông là sông quốc gia, đoạn sông nào trên nước họ thì việc chặn sông, làm công trình, xả nước… là quyền của họ, không thông tin, tư vấn với các nước láng giềng (!).
Giáo sư Phạm Hồng Giang cho rằng, Việt Nam ở phía hạ lưu các con sông liên quan đến Trung Quốc nên thường gặp bất lợi. Do vậy, cần kiên trì, thuyết phục phía Trung Quốc về cơ chế trao đổi thông tin. Còn về lâu dài, cần nghiên cứu công trình điều tiết trên sông Thao (sông Hồng đoạn chảy từ Lào Cai đến Phú Thọ) để tránh lũ sốc, gây thiệt hại nặng.

Ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lào Cai cho biết theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc, cơ quan khí tượng thủy văn 2 bên thường xuyên trao đổi thông tin. Cụ thể, số liệu quan trắc thủy văn sông Hồng được trao đổi 4 lần/ngày. Tuy nhiên, các thông báo này chỉ đưa ra thông số lưu lượng nước chứ không nói là có xả lũ hay không.

Trước đó trên NLĐO, GS-TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, cho rằng không có quy chế phối hợp để có thông báo xả lũ kịp thời trên hệ thống thượng nguồn sông Hồng phía Trung Quốc là điều rất nguy hiểm đối với Việt Nam. Với lưu lượng xả lũ từ phía Trung Quốc đạt mức 2.500 m3/giây như những ngày qua, nếu là mùa lũ thì hậu quả sẽ khó lường và rất nguy hiểm.
GS-TS Hà Văn Khối, Trường ĐH Thủy lợi cho rằng sông Hồng chảy qua Trung Quốc, Việt Nam, Lào nhưng ở thượng nguồn, Trung Quốc đang khai thác mạnh nguồn tài nguyên nước . Hàng loạt hồ chứa mới được xây dựng đưa vào vận hành để khai thác thủy điện. Riêng trên sông Lô và sông Gâm có ít nhất 8 hồ chứa với tổng công suất lắp máy khoảng 2.300 MW, trong đó có 3 hồ chứa lớn là Mã Đường (400 MW), Bi Thủy (278 MW), Nam Cổn (1.500 MW). Nếu xả nước đột ngột từ phía Trung Quốc sẽ gây nguy hiểm cho các hồ chứa trên sông Đà của Việt Nam.
Phong Vũ (tổng hợp)
>> Kỳ 39: Mao Trạch Đông với những thủ lĩnh Khmer Đỏ "gốc Hoa"
>> Mạc Can: Hổng lẽ muốn tui bịnh hoài sao cha nội?
>> Hot girl quyến rũ thiếu gia tiêu 36 tỉ/ngày, bài hát ma ám đáng sợ nhất
>> Quế Ngọc Hải gọi Hòa Minzy - Công Phượng là cặp đôi phiền toái
>> Chân dung người mẫu 9x bán dâm 3 đêm kiếm tương đương 2 tỉ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần đề phòng trường hợp Trung Quốc xả lũ, ta trở tay không kịp