Nếu như người dân châu Âu và phần nào đó là trên cả thế giới đã hồi hộp chờ đến ngày 23.6 để xem nước Anh có quyết định rời khỏi liên minh châu Âu hay không, thì người Việt Nam cũng đang hồi hộp như vậy để chờ đến ngày 1.7 tới đây – thời điểm công bố số lượng những điều kiện kinh doanh vốn ràng buộc nền kinh tế nhiều năm nay bị tháo gỡ và xóa bỏ.

Cần cơ chế trách nhiệm cho người đứng đầu

Nhàn Đàm | 25/06/2016, 12:21

Nếu như người dân châu Âu và phần nào đó là trên cả thế giới đã hồi hộp chờ đến ngày 23.6 để xem nước Anh có quyết định rời khỏi liên minh châu Âu hay không, thì người Việt Nam cũng đang hồi hộp như vậy để chờ đến ngày 1.7 tới đây – thời điểm công bố số lượng những điều kiện kinh doanh vốn ràng buộc nền kinh tế nhiều năm nay bị tháo gỡ và xóa bỏ.

Những ngày cuối cùng của tháng 6đang đem đến những tin tức không thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam, khi nước Anh đã chính thức rời khỏi liên minh châu Âu sau cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý (Brexit). Việt Nam được xem là một trong những nước sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ sự kiện này trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian nước rút để quyết định một vấn đề thậm chí còn quan trọng hơn: rà soát và xóa bỏ các điều kiện kinh doanh trái luật sẽ diễn ra vào ngày 1.7 tới. Nếu như diễn ra đúng với kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp, tức phần lớn điều kiện kinh doanh lên tới hàng ngàn sẽ bị xóa bỏ, thì đó sẽ là lợi ích rất lớn cho nền kinh tế, đủ để bù đắp những thiệt hại do Brexit gây ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó không phải dễ, và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT)Nguyễn Chí Dũng đã có một gợi ý: Cần cơ chế quy trách nhiệm cho người đứng đầu.

Nếu như người dân châu Âu và phần nào đó là trên cả thế giới đã hồi hộp chờ đến ngày 23.6 để xem nước Anh có quyết định rời khỏi liên minh châu Âu hay không, thì người Việt Nam cũng đang hồi hộp như vậy để chờ đến ngày 1.7 tới đây – thời điểm công bố số lượng những điều kiện kinh doanh vốn ràng buộc nền kinh tế nhiều năm nay bị tháo gỡ và xóa bỏ. Việc nước Anh rời khỏi EU được xem là tạo ra một bước ngoặt đối với nền kinh tế châu Âu (dù chưa biết là theo hướng tích cực hay tiêu cực), thì việc xóa bỏ các điều kiện kinh doanh cũng đang được xem là một bước ngoặt đối với nền kinh tế Việt Nam, và chắc chắn là theo hướng tích cực. Tuy nhiên, không dễ để đạt được mục tiêu đó chỉ trong ngày một ngày hai, đó là lời cảnh báo của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng trong buổi trao đổi với Thời báo kinh tế Sài Gòn (TBKTSG) ngày 23.6.

Cái khó trước hết mà vị Bộ trưởng đứng đầu Bộ KH&ĐT nêu ra, đó là tình trạng nâng cấp một cách “cơ học” nhiều điều kiện kinh doanh từ cấp thông tư lên nghị định trong thời gian vừa qua, sau khi một số ý kiến đã chỉ ra rằng việc ban hành điều kiện kinh doanh ở cấp thông tư là trái luật. Tình trạng này xuất phát từ việc “một số người soạn thảo chưa nhận thức được yêu cầu đổi mới theo quy định của Luật Đầu tư, chưa quán triệt được đầy đủ chỉ đạo của Thủ tướng theo hướng tháo bỏ rào cản, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp” – như Bộ trưởng KH&ĐT chia sẻ. Ngoài ra, nó còn đến từ việc “một số bộ, ngành chưa có quan điểm, nhận thức đúng đắn về sự khác nhau giữa điều kiện kinh doanh và tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, nên còn lúng túng trong việc xác định loại văn bản cần nâng cấp thành nghị định”.

Sâu xa hơn nữa, theo chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, là tình trạng mâu thuẫn và không thống nhất trong các quy định của các điều Luật do Quốc hội thông qua, mà điển hình là việc Quốc hội gần đây đã thông qua 7 luật cho phép bộ trưởng quy định điều kiện kinh doanh chuyên ngành – một việc được xem là đi ngược lại với tinh thần của Luật Đầu tư vừa được thông qua trước đó. Chia sẻ về điều này, vị Bộ trưởng của Bộ KH&ĐT coi đó là “một điều đáng tiếcvà là bài học cần rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng luật”.

Những chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho chúng ta thấy về cơ bản có 2 thách thức cần khắc phục trong quá trình rà soát và loại bỏ điều kiện kinh doanh hiện nay, đó là việc một số điều kiện kinh doanh không phù hợp vẫn đang lọt cửa để nằm trong diện nâng cấp thông tư lên thành nghị định ở một số bộ ngành ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra sự chồng chéo về Luật cũng đang cho phép các bộ trưởng được ban hành các điều kiện kinh doanh chuyên ngành. Đó là lý do vì sao vị tư lệnh của Bộ KH&ĐT cho rằng: việc rà soát và loại bỏ các điều kiện kinh doanh sẽ là một cuộc chiến lâu dài, chứ không phải diễn ra trong ngày một ngày hai, và sẽ còn diễn ra và kéo dài kể cả sau khi đợt rà soát và loại bỏ ngày 1.7 tới kết thúc. Một khi chưa thể thực hiện được đầy đủ chủ trương và tinh thần của Luật Đầu tư - tức loại bỏ toàn bộ các điều kiện kinh doanh không cần thiết - thì quá trình rà soát và loại bỏ các điều kiện kinh doanh do Chính phủ và Thủ tướng thực hiện vẫn chưa thể dừng lại.

Vậy khi nào thì cuộc chiến này sẽ dừng lại, và dừng lại bằng cách nào, khi mà tình trạng không tuân thủ hoàn toàn các quy định về ban hành điều kiện kinh doanh của Luật Đầu tư thậm chí còn được luật hóa thông qua việc Quốc hội trao quyền cho các bộ trưởng ban hành điều kiện kinh doanh chuyên ngành? Vị tư lệnh ngành KH&ĐTcũng đưa ra những gợi ý và chia sẻ đáng giá. Trước hết là việc Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ KH&ĐT xây dựng Luật sửa đổi bổ sung các điều kiện về đầu tư kinh doanh, trong đó tất cả những quy định không phù hợp và gây cản trở cho đầu tư kinh doanh sẽ phải sửa đổi và bổ sung, các bộ ngành cũng sẽ phải rà soát theo tinh thần của Luật mới.

Ngoài ra, một gợi ý rất đáng giá khác làcần có một cơ chế quy trách nhiệm cho người đứng đầu. Nếu thực sự thiết lập được cơ chế này thì đó sẽ là một bước tiến rất lớn trong quá trình cải cách nền kinh tế nói chung, chứ không chỉ trong vấn đề rà soát và loại bỏ điều kiện kinh doanh không phù hợp. Nó cũng đồng thời giải quyết được các khúc mắc trong vấn đề chồng chéo giữa các bộ luật ở Việt Nam hiện nay. Vì trừ khi Quốc hội xem xét và thu lại 7 luật cho phép các bộ trưởng ban hành điều kiện kinh doanh chuyên ngành, thì việc thiết lập cơ chế quy trách nhiệm là điều hết sức cần thiết: các bộ trưởng vẫn sẽ có quyền ban hành điều kiện kinh doanh chuyên ngành, nhưng sẽ được xem xét trong khung pháp lý tùy thuộc vào chất lượng và sự phù hợp của các điều kiện đó đến đâu. Trên thực tế đó có thể xem là giải pháp hoàn hảo, vì nó đáp ứng được cả hai yêu cầu: thứ nhất làyêu cầu ban hành quy định chuyên ngành của các bộ, và thứ hai là yêu cầu cắt giảm tối đa tất cả các quy định kinh doanh không cần thiết.

Trên hết, để thực hiện được mục tiêu này, thì trước hết phải dựa vào sự cương quyết của Thủ tướng và Chính phủ. “Kiên quyết xóa lợi ích nhóm chi phối chính sách” là phát biểu được Thủ tướng đưa ra trong phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6 diễn ra vào ngày 23.6, và là điều đã được nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp chờ đợi từ lâu. Cụ thể hơn, Thủ tướng cũng tuyên bố “Văn bản nào mà sau này ban hành có sai sót, phải sửa đổi thì Bộ trưởng chủ trì soạn thảo phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ”. Đó có thể xem như là viên gạch đầu tiên để tiến tới thiết lập cơ chế quy trách nhiệm cho người đứng đầu – đồng thời cũng là một trong những cơ chế nền tảng quan trọng nhất mà nền kinh tế Việt Nam đang thiếu để cải cách thành công.

Nhàn Đàm (theo The Saigon Times, CafeF)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần cơ chế trách nhiệm cho người đứng đầu