Các bác sĩ từ Đại học British Columbia ở Vancouver đã xác định được cách các tế bào ung thư có thể đánh lừa cơ thể con người và buộc hệ thống miễn dịch “án binh bất động” không ngăn chặn chúng.
Theo tạp chí Nature Genetics, các nhà khoa học ở Khoa y học của Đại học Duisburg-Essen và Trung tâm Ung bướu Tây Đức (WTZ) thuộc Bệnh viện Đại học Essen (Đức) phối hợp với Trung tâm Ung thư Đại học California ở San Francisco (Mỹ) đã đạt được một bước đột phá trong nghiên cứu về cơ chế di căn ung thư phổi.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được vai trò rất quan trọng của cái gọi là yếu tố Capicua trong di căn. Yếu tố Capicua có nhiệm vụ ngăn chặn sự hình thành di căn. Nếu yếu tố không hoạt động đúng hoặc không hoạt động do đột biến thì các tế bào ung thư sẽ di căn gây tử vong.
Trong khi đó, các bác sĩ từ Đại học British Columbia ở Vancouver đã xác định được cách các tế bào ung thư có thể đánh lừa cơ thể con người và buộc hệ thống miễn dịch “án binh bất động” không ngăn chặn chúng.
Các thí nghiệm đã cho thấy rằng các tế bào ung thư có một cơ chế đặc biệt cho phép chúng sinh sôi nảy nở và phát triển mặc dù thực tế hệ miễn dịch phải tiêu diệt chúng. Nguyên do là những tế bào ung thư có thể đã đánh lừa hệ miễn dịch.
Các nghiên cứu đã xác định rằng toàn bộ vấn đề là ở những biến đổi di truyền xảy ra trong các tế bào ung thư. Sau những đột biến đó, hệ miễn dịch không còn nhận dạng được các tế bào ung thư, tức các tế bào ung thư trở nên “vô hình” đối với hệ miễn dịch, cho đến khi xuất hiện di căn.
Trong tương lai, phát hiện này sẽ cho phép điều trị bệnh một cáchhiệu quả hơn và giúp chẩn đoán sớm ung thư ở giai đoạn đầu.
Vũ Trung Hương