Một rào cản khiến Biden khó hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực không gian hơn là Quốc hội Mỹ cáo buộc Bắc Kinh từng ăn cắp tài sản trí tuệ...

Các cố vấn thúc giục Biden hợp tác với Trung Quốc bất chấp định kiến từ Quốc hội

Anh Tú | 21/12/2020, 07:50

Một rào cản khiến Biden khó hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực không gian hơn là Quốc hội Mỹ cáo buộc Bắc Kinh từng ăn cắp tài sản trí tuệ...

Các cố vấn hàng đầu đã nhấn mạnh tầm quan trọng để Biden hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực khám phá không gian, ngay cả khi chính quyền sắp tới coi Bắc Kinh là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của họ về kinh tế, quân sự và các lĩnh vực khác.

Họ khẳng định rằng bất chấp việc Trung Quốc đánh cắp công nghệ của Mỹ và chuyển hướng nó cho mục đích quân sự, quan hệ đối tác không gian giữa Washington và Bắc Kinh có thể làm giảm căng thẳng và nguy cơ xảy ra một cuộc chạy đua không gian gây bất ổn. Động thái này sẽ giống như sự hợp tác giữa Mỹ và các chương trình không gian dân sự của Nga trong thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh.

tq1.jpeg

Cuộc tranh luận gần đây trở nên cấp thiết hơn sau khi Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba lấy mẫu vật từ mặt trăng và đây là thành tựu mới nhất trong một loạt thành tựu lớn cho chương trình không gian đầy tham vọng của Bắc Kinh.

Pam Melroy, một cựu phi hành gia đang phục vụ trong nhóm chuyển tiếp NASA của Biden và là một trong những người được cơ cấu làm lãnh đạo cơ quan vũ trụ Mỹ từng khẳng định trước cuộc bầu cử: “Cố gắng loại trừ chúng, tôi nghĩ là một chiến lược thất bại. Điều rất quan trọng là chúng ta phải hợp tác".

Hầu hết trong số gần hai chục cựu phi hành gia, quan chức chính phủ và chuyên gia vũ trụ được POLITICO phỏng vấn đều đồng ý rằng Mỹ có thể mất vị trí lãnh đạo không gian toàn cầu nếu loại bỏ hoàn toàn Bắc Kinh.

“Mối quan tâm của tôi không phải là Trung Quốc sẽ đi đến đâu, mà là các đối tác của chúng tôi sẽ đến với Trung Quốc”, cựu quản trị viên NASA và phi hành gia Charles Bolden lên tiếng. Bolden là người ủng hộ Biden và làm việc với ông trong chính quyền Obama, ông đánh giá: “Chúng ta có vẻ hài lòng khi cứ để họ đi và xây dựng trạm vũ trụ của riêng họ. … Điều đó thật thiển cận. … Đó không phải là dấu hiệu của một nhà lãnh đạo giỏi”.

Nhóm chuyển tiếp từ chối bình luận về kế hoạch của Biden đối với Trung Quốc và chương trình không gian. Biden đã nói rất ít về chương trình không gian trong suốt chiến dịch và không đề cập đến vấn đề làm việc với Trung Quốc trong lĩnh vực này.

my.jpg

Một động thái hướng tới hòa bình xuyên không gian sẽ khó dung hòa với các hành động gây hấn của Trung Quốc trong đó có cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ, phát triển vũ khí chống vệ tinh và cả vấn đề nhân quyền, tôn giáo.

Các nhà lập pháp nghi ngờ về bất kỳ sự hợp tác nào và đã gây khó khăn cho việc hợp lực với Trung Quốc trong lĩnh vực không gian. Họ cho rằng bất cứ điều gì Mỹ chia sẻ với Trung Quốc cuối cùng đều có thể thành vũ khí chống lại Mỹ

Michael Lopez-Alegria, một phi hành gia đã thực hiện 4 nhiệm vụ lên vũ trụ, cho biết: “Sẵn sàng chia sẻ mọi thứ với một đối thủ cũ đang bị suy yếu và không có khả năng khai thác những gì bạn đang làm. Tôi không nghĩ điều đó đúng với người Trung Quốc. Tôi nghĩ chúng ta phải rất thận trọng khi họ tìm hiểu về công nghệ của chúng ta và đưa nó vào mục đích sử dụng của riêng của họ mà có thể không có lợi cho chúng ta".

Đồi Capitol cản đường

Một rào cản khiến hai quốc gia khó hợp tác trong không gian hơn là Quốc hội Mỹ, với lý do Bắc Kinh từng ăn cắp tài sản trí tuệ, sử dụng công nghệ do các quốc gia hoặc công ty khác phát triển để hỗ trợ quân đội và vi phạm nhân quyền.

Vào năm 2011, cựu Dân biểu Frank Wolf (đảng Cộng hòa) đã đưa vào một sửa đổi trong dự luật ủy quyền của NASA cấm cơ quan vũ trụ và Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ của Nhà Trắng chi bất kỳ khoản tiền tài trợ nào từ ngân sách để hợp tác với Trung Quốc. Nếu một trong hai cơ quan muốn làm việc với Trung Quốc, họ phải tìm kiếm một ngoại lệ cụ thể từ FBI, cơ quan này sẽ phải xác nhận rằng không có rủi ro khi chia sẻ thông tin và không có quan chức Trung Quốc nào liên quan vi phạm nhân quyền.

fw.jpg

Wolf đã rời Quốc hội vào năm 2015, nhưng sửa đổi này của ông đã được đưa kịp vào các dự luật phân bổ ngân sách của mỗi năm, bao gồm cả dự luật chi tiêu tài khóa 2020 cho cơ quan vũ trụ.

Việc sửa đổi đã tạm dừng các kế hoạch mở rộng hợp tác với Bắc Kinh. Với tư cách là thành viên của Ủy ban Đánh giá Kế hoạch đưa người vào vũ trụ năm 2009, phi hành gia người Mỹ gốc Hoa Leroy Chiao cho biết ông đã đề xuất một cuộc trao đổi trong đó một phi hành gia Mỹ sẽ lên tàu vũ trụ của Trung Quốc và một phi hành gia Trung Quốc sẽ bay trên tên lửa của Mỹ. Nhưng bất kỳ sự cân nhắc nào về đề xuất đã bị dừng lại từ việc Quốc hội thông qua sửa đổi Wolf. Chiao rất bất mãn chuyện này.

Nhưng Wolf nói với POLITICO rằng ông nghĩ rằng lệnh cấm, vốn được sự ủng hộ của lưỡng đảng khi ông đưa ra, vẫn cần thiết cho đến ngày nay và nên trở thành vĩnh viễn. Và ông cũng tin rằng nó vẫn có sự ủng hộ mạnh mẽ của cả hai đảng trên Đồi Capitol.

“Trung Quốc đã lấy đi rất nhiều từ Mỹ. Trung Quốc đang bắt kịp. Chúng ta vẫn đang dẫn trước họ, nhưng họ đang dần bắt kịp”, ông Wolf nói. “Trung Quốc có nhiều điều để học hỏi từ Mỹ hơn là chúng ta phải học hỏi từ họ. … Vì vậy, bất kỳ sự hợp tác nào cũng có nghĩa là họ lấy từ chúng ta, không phải là chúng ta lấy từ họ”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các cố vấn thúc giục Biden hợp tác với Trung Quốc bất chấp định kiến từ Quốc hội