Tối 16.11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã tổ chức lễ khánh thành và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954.
Theo dòng thời sự

Cà Mau: Khánh thành tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc

Trần Khải 16/11/2024 21:57

Tối 16.11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã tổ chức lễ khánh thành và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau cho biết, sau khi Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Thực thi Hiệp định, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, với tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định bố trí một bộ phận cán bộ, đảng viên ở lại để lãnh đạo cuộc chiến đấu ở miền Nam và chuyển phần lớn lực lượng bộ đội và cán bộ, đảng viên, học sinh ở các tỉnh Nam Bộ tập trung một số nơi, trong đó có hàng chục ngàn người Cà Mau đi tập kết ra Bắc.

tk2.jpg
Ông Phạm Thành Ngại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại sự kiện, ông Phạm Thành Ngại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau khẳng định, sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 là một cuộc chuyển quân có ý nghĩa chiến lược nhằm đưa cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra Bắc lao động, học tập để đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa làm hậu phương vững chắc tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, tranh thủ thời gian ở khu tập kết, cùng nhân dân khẩn trương xây dựng đời sống mới.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, 70 năm đã trôi qua, với truyền thống uống nước nhớ nguồn, thế hệ hôm nay và mai sau mãi mãi tri ân các thế hệ đi trước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì tự do, độc lập cho dân tộc. Để chuẩn bị kỷ niệm sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc, ngay từ đầu năm 2024 tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động, trong đó trọng tâm là công tác thông tin, tuyên truyền về về ý nghĩa, tầm vốc lịch sử của sự kiện trên các phương tiện truyền thông; tổ chức Hội thảo khoa học “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử”; hoạt động tái hiện 200 ngày sự kiện tập kết ra Bắc 1954 tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình, cùng ăn, cùng ở với nhân dân, giúp nhân dân; vừa giúp, tri ân nhân dân nơi đây đã giúp đỡ trong những ngày tập kết, vừa giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội; phát động các đợt cao điểm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm của tỉnh; các hoạt động văn hóa, thể thao và gần đây nhất là khởi động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

tk..jpg
Thay mặt Bộ VH-TT-DL, ông Phạm Thành Ngại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau (bìa trái) trao bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia cho UBND huyện Trần Văn Thời

Trước nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau mong muốn xây dựng công trình lưu giữ những hình ảnh, hiện vật về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Từ đó, tỉnh đã quyết định đầu tư dự án Cụm công trình Tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc, đã được xây dựng tại bờ Nam cửa biển Sông Đốc.

Đây là công trình văn hóa lịch sử với tổng diện tích gần 11ha gồm nhiều hạng mục. Trong đó, tượng đài chính với biểu tượng chiếc tàu và các mảng phù điêu cách điệu chạm khắc hoa văn nhằm tái hiện, khắc ghi dấu ấn lịch sử về sự kiện tập kết năm 1954 và ghi nhớ, tri ân đối với công lao của các thế hệ đi trước.

tk.jpg
Cụm công trình Tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 đã được xây dựng tại bờ Nam cửa biển Sông Đốc

“Công trình có ý nghĩa lịch sử, nhân văn sâu sắc, là “địa chỉ đỏ” góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau; là nơi tham quan, học tập, sinh hoạt truyền thống cho mọi tầng lớp nhân dân tỉnh nhà và du khách. Đây cũng là một trong những công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ 17, nhiệm kỳ 2025 - 2030”, ông Ngại cho biết.

Với giá trị và ý nghĩa lịch sử của sự kiện tập kết, Bộ VH-TT-DL đã có quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với địa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại bờ Nam Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) bổ sung vào Di tích “Các địa điểm thuộc xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam (Giai đoạn từ cuối năm 1949 đến đầu năm 1955).

Phát huy tinh thần cách mạng của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc, trân trọng những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị chính quyền địa phương cùng với các ngành có liên quan, các cấp khẩn trương có phương án cụ thể để quản lý, giữ gìn và phát huy công trình một cách hiệu quả, thiết thực.

Đồng thời, tăng cường các hoạt động giáo dụng truyền thống cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, sự biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; khơi dậy đối với thế hệ hôm nay lòng tự hào dân tộc và khát vọng cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc; khai thác các giá trị của di tích để phục vụ du lịch, phát triển kinh tế biển, đầu tư phát triển nơi đây trở thành công trình văn hóa tiêu biểu của tỉnh Cà Mau.

Bài liên quan
Cà Mau: Mô hình tôm-rừng đạt chuẩn ASC nhóm
Sáng 21.11, tại xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hội nghị "Tổng kết thực hiện nuôi tôm - rừng", đồng thời làm lễ công bố chứng nhận đạt chuẩn ASC nhóm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cà Mau: Khánh thành tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc