Chỉ trong ngày hôm nay 17.5, với 16 phương tiện và hàng trăm người, hơn 14 tấn cá chết trên kênh Nhiêu Lộc đã được vớt. Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn TP.HCM đã tìm được nguyên nhân và có những biện pháp để khắc phục, giảm thiểu số lượng cá chết trong thời gian ngắn nhất.

Bước đầu xác định được nguyên nhân cá chết trên kênh Nhiêu Lộc

Hồ Đông | 17/05/2016, 21:33

Chỉ trong ngày hôm nay 17.5, với 16 phương tiện và hàng trăm người, hơn 14 tấn cá chết trên kênh Nhiêu Lộc đã được vớt. Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn TP.HCM đã tìm được nguyên nhân và có những biện pháp để khắc phục, giảm thiểu số lượng cá chết trong thời gian ngắn nhất.

Tính đến 17 giờngày 17.5, số lượng cá chết trênkênh Nhiêu Lộc được vớt đã hơn 14 tấn. Số cá chết này sẽ được chuyểnvề bãi rác Đa Phước xử lý, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Trước đó, sáng cùng ngày trênkênh Nhiêu Lộc khu vực cácquận 3, Phú Nhuậncá chết hàng loạt, nổi lên rất nhiều bốcmùi tanh hôi. Ngoài cá, rác cũng nổi khắp mặt kênh, màu nước đục và hôi khiếnngười qua lại khu vực này thấykhó chịu.

Thông tin về sự việc trênđã được công bố tại buổi họp báo chiều 17.5 về “Nguyên nhân cá trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè chết hàng loạt” do Ban Tuyên giáo Thành ủycùng Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn TP.HCM tổ chức. Ông Nguyễn Phước Trung (Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn TP.HCM) thông báo: “Vụ việc cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè không phải xảy ralần đầu. Trước đó, trong cácnăm 2014, 2015 cũng xảy ra cá chết tương tự sau những cơn mưa đầu mùa cũng vào khoảng thời gian này. Ngay từ khi nhận được thông tin về việc cá chết, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường cùng các đơn vị liên quanlấy mẫu nước đoạn từ cầu TrầnKhánh Dư (quận 1) đến cầu số 1 (quận Tân Bình) về phân tích.

Kết quả thu được cho thấy rất rõ chất lượng nước ở khu vực từ cầu Lê Văn Sĩ (quận 3) đến cầu số 1 (quậnTân Bình) có vấn đề. Cụ thể nguyên nhân khiến cá chết là ô nhiễm hữu cơ sinh ra khí độc hại, trong đóđộ pH từ8,7-9,0; NH4, NH3 đều cao hơn ngưỡng cho phép khá nhiều.

Ông Nguyễn Toàn Thắng (Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM) chia sẻ thêm: “Sở đã chỉ đạo Công ty TNHH một thành viênMôi trường đô thị tập trung các phương tiện để vớt cá chết ngay khi nhận được thông tin để giảm thiểu ô nhiễm từ việc cá bịphân hủy. Đã có 16 phương tiện gồm ca nô, tàu và lựclượng công nhân thực hiện việc thu gom cá chết. Hôm qua chúng tôi đã sử dụng 5 tấn vi sinh hữu cơ Zeolite để làm sạch môi trường nước. Chất Zeoloite có phản ứng hóa học làm kết tủa các chất lơ lửng trong nước, giảm nồng độ NH3, NH4”.

Khi nhìn thấy cá chết hàng loạt không ít người dân đã tỏ ra lo lắng, xót xa. Việc sớm tìm ra nguyên nhân để hạn chế, khắc phục tình trạng chất lượng nước kém đi sẽ ngăn chặn được tốc độ cá chết hiện tại ở kênh Nhiêu Lộc. Ven kênh này lâu nayđược xem là nơi hóng mát, tập thể dục lýtưởng, rất mát mẻ tại TP.HCM. Việc cá chết cùng nước bẩn khiến không khí tại khu vực kênhtrở nên tanh hôi, nhiều người hạn chế qua lại.

Đã có hơn 14 tấn cá chết được vớt và đưa về bãi rác Đa Phước xử lý.

Người dân xót xa khi nhìn cá chết hàng loạt.
Hồ Đông
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bước đầu xác định được nguyên nhân cá chết trên kênh Nhiêu Lộc